trường tiền tệ, NHTW còn có những chính sách khác như kiểm soát tín dụng có chọn lọc, quy định trực tiếp với lãi suất, lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc,....
- Lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc (Lãi suất tín dụng)
Do:
Vì vậy khi lãi suất tiền gửi sử dụng séc tăng thì dân chúng sẽ ít nắm giữ tiền mặt hơn, tăng tiền gửi sử dụng séc tức D⇑ làm s⇓ ⇒ mM tăng ⇒ M1 cũng tăng theo và ngược lại.
- Kiểm soát tín dụng chọn lọc:
Khi muốn giảm bớt khối lượng tiền, CP có thể dùng biện pháp hạn chế cung cấp tín dụng cho những ngành không cần khuyến khích phát triển. Ngược lại, khi muốn tăng khối lượng tiền, CP có thể tăng cung cấp tín dụng, thậm chí với lãi suất ưu đãi cho các ngành hay các địa phương cần được nâng đỡ để phát triển.
- Ấn định lãi suất cho các NHTG:
Tóm lại, có thể kết luận: NHTƯ có nhiều khả năng thực tế để ấn định mức cung tiền (M) theo dự kiến, có thể tăng thêm hay giảm bớt nó bằng các công cụ điều tiết của mình, chủ động thực hiện chính sách tiền tệ đã hoạch định.
IV. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TIỀN TỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP HAI CHÍNH SÁCH SÁCH
1. Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệMô hình IS - LM trong nền kinh tế đóng Mô hình IS - LM trong nền kinh tế đóng
1.1. Đường IS (Investment equals saving)
Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Trang 114
D s = U
- Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng(SL) và lãi suất (LS) mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng.
- Đường IS thể hiện tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
1.2. Cách dựng đường IS
Muốn dựng đường IS ta bắt đầu từ sự thay đổi của i. Với io thì có I0 ⇒ ADo ⇒ SLCB Yo
Khi io ↓ i1 thì có I1 ⇒AD1 ⇒ SLCB Y1
Các tổ hợp(io,Yo), (i1,Y1),… cho ta đường IS ( nếu Eo và E1).
Đường IS là đường dốc xuống thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa i và Y.
Cũng có thể xây dựng đường IS bằng công thức đường IS: Cách xây dựng công thức: Giả sử C = C + MPC (Y - t.Y) I = I + MPI.Y - d.i X = X - n.i G = G IM = MPM.Y
Khi thị trường hàng hoá cân bằng nên:
Y = C + I + G + X - IM AD1 Y1 Y AD E0 45 o Yo 2 3 E1 ADo io Y i i1 Eo E1 IS 1 Đồ th ị :
Thay các yếu tố trên vào phương trình cân bằng ⇒ X G I C A= + + + b = d + n
Trong đó: d và n là các hệ số đo lường quy mô đầu tư và xuất khẩu giảm xuống khi lãi suất tăng 1% (nếu là nền kinh tế đóng thì b = d).
m” là số nhân chi tiêu của nền kinh tế mở (nếu là nền kinh tế đóng là m’).
* Ý nghĩa đường IS
- Tất cả những điểm nằm trên đường IS, ứng với một mức lãi suất và một mức sản lượng nào đó, đều là những điểm cân bằng sản lượng. Như vậy, bất cứ mức sản lượng nào nằm trên đường IS cũng đều thoả mãn phương trình:
Y = C + I + G + X - IM Hay: S + T + IM = I + G + X
Ngược lại, mọi điểm nằm ngoài đường IS đều là những điểm không cân bằng của thị trường sản phẩm
- Đường IS dốc xuống, phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và sản lượng cân bằng.
Câu hỏi đặt ra là các mức lãi suất nằm trên đường IS có phải là lãi suất cân bằng hay không? Ta biết, LSCB là mức LS mà ở đó cung và cầu về tiền bằng nhau. Khi xây dựng đường IS, ta cho LS thay đổi mà hoàn toàn không đề cập đến điều kiện CB của thị trường tiền tệ. Vì vậy, các mức LS đó không nhất thiết là LS CB.
* Sự dịch chuyển đường IS:
Đường IS được hình thành từ sự thay đổi của lãi suất trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Do đó, tác động của lãi suất làm thay đổi sản lượng cân
bằng được thể hiện bằng sự di chuyển dọc theo đường IS. Còn tác động của các
yếu tố khác với lãi suất làm thay đổi sản lượng cân bằng sẽ làm dịch chuyển đường IS. Do sản lượng cân bằng chỉ thay đổi khi AD thay đổi ⇒ các yếu tố khác với lãi suất làm thay đổi sản lượng cân bằng thì sẽ làm đường IS dịch chuyển.
⇒ Nguyên tắc dịch chuyển của đường IS: Các yếu tố khác với lãi suất làm tăng tổng cầu thì đường IS dịch chuyển sang phải, làm giảm tổng cầu thì đường IS dịch chuyển sang trái.
Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Trang 116
A = i - b 1 b.m' Y
1.3. Đường LM