V. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP 1 Câu hỏi ôn tập
c. Chính sách chi tiêu của Chính phủ * Chính sách tài khoá trong lý thuyết
* Chính sách tài khoá trong lý thuyết
Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
Bây giờ, hãy xét xem về mặt lý thuyết, Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá này như thế nào?
- Khi nền kinh tế suy thoái (Y<Yp): áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, Giảm T và tăng G.
+ Tăng G, tức là tăng tiền mua hàng, trực tiếp làm tăng tổng cầu. + Giảm T ⇒ YD ⇑ (YD = Y – T) ⇒ C⇑ ⇒ AD⇑
-Khi nền kinh tế bị lạm phát (Y>Yp): áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp: tăng T và giảm G.
AD nằm tại AD2 ⇒ Y2 > Yp ⇒ nền kinh tế bị áp lực LP cao ⇒ muốn chống LP phải giảm AD ⇒ giảm G hoặc tăng T.
+ G giảm ⇒ AD giảm
+ Tăng T ⇒ Yd giảm ⇒ C ⇓.
Giáo trình Kinh tế Vĩ Mô Trang 102
E1Y1 Y2 Y1 Y2 AD AD2 E2 AD Y Yp E0 AD1
Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách tài khoá không có đủ sức mạnh đến như vậy, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại. Trước khi nghiên cứu những vấn đề áp dụng chính sách tài khoá trong thực tiễn, hãy xem xét một cơ chế đặc biệt của chính sách này. Đó là cơ chế ổn định tự động. Cơ chế này bao gồm những nhân tố ổn định tự động mạnh mẽ, đó là những nhân tố có tác dụng hạn chế phần nào sự dao động của sản lượng như thuế thu nhập luỹ tiến, trợ cấp thất nghiệp,... Chẳng hạn khi suy thoái, thuế luỹ tiến làm giảm nguồn thu của Chính phủ nhanh hơn đồng thời trợ cấp thất nghiệp tăng, có tác dụng kìm hãm sự sụt giảm của tổng cầu, giảm bớt mức độ suy thoái. Khi lạm phát cao thì tình hình diễn ra ngược lại.
Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các dao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn dao động đó. Phần còn lại là trách nhhiệm của Chính phủ.
* Chính sách tài khoá trong thực tế
Trong thực tế, tác động của chính sách tài khoá bị nhiều hạn chế. Do:
- Khó tính toán một cách chính xác liều lượng cần thiết của chính sách. Để tính toán liều lượng, giảm chi tiêu và thuế một cách chính xác, trước hết cần xác định được số nhân chi tiêu và thuế trong thực tế.
Số nhân chi tiêu:
Do có sự khác nhau về quan điểm, cách đánh giá và nhìn nhận khác nhau trước các sự kiện kinh tế. Đồng thời có sự không chắc chắn cố hữu trong các quan hệ kinh tế.
- Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn: Độ trễ bao gồm độ trễ bên trong
và độ trễ bên ngoài.
+ Độ trễ bên trong: Đó là thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.
+ Độ trễ bên ngoài: Bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng.
- Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội. Thực tế cho thấy, ngoài một số dự án công cộng thực hiện thành công, đa số các dự án tỏ ra kém hiệu quả kinh tế.