Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của NHTƯ khi họ cho các NHTM vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các NHTM. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên.
Tác động của lãi suất chiết khấu đến lượng tiền mạnh H:
Lãi suất chiết khấu càng thấp thì càng kích thích các Ngân hàng trung gian vay tiền của NHTW. Khi lượng tiền vay tăng thì cũng có nghĩa là một lượng tiền mạnh ∆H được bơm thêm vào nền kinh tế. Và lúc đó khối lượng tiền M1 sẽ tăng thêm mM lần và ngược lại.
Với chức năng người cho vay cuối cùng, khi NHTW cho vay, mặc dù lãi suất chiết khấu không đổi những cũng làm tăng lượng tiền mạnh. Do đó cũng sẽ làm tăng khối lượng tiền gấp m lần.
Tác động đến số nhân tiền tệ mM:
Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường thì các NHTG sẵn sàng giảm bớt tỷ lệ dự trữ tuỳ ý xuống đến mức thấp nhất. Họ không sợ bị thiếu tiền mặt chi trả cho khách hàng vì thế có thể vay của NHTW với lãi suất thấp. Lúc đó, vì tỷ lệ dự trữ tuỳ ý giảm xuống làm ra giảm ⇒ mM tăng. Khi mM tăng, với lượng tiền mạnh H như cũ thì khối lượng tiền M1 sẽ nhiều hơn trước và ngược lại.
Tóm lại, NHTW muốn tăng khối lượng tiền thì phải giảm lãi suất chiết
khấu, muốn giảm khối lượng tiền thì phải tăng lãi suất chiết khấu.
Ngoài 3 chính sách chủ yếu trên đây nhằm điều tiết gián tiếp với thị trường tiền tệ, NHTW còn có những chính sách khác như kiểm soát tín dụng có chọn lọc, quy định trực tiếp với lãi suất, lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc,....