Cải cách thuế của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Bài giảng Thuế Chương 1 (Trang 43 - 45)

2 Chiếm trung bình 55% tổng thu ngân sách trừ thu từ dầu thô; torng khi đó thuế trực thu chỉ chiếm khoảng 1% theo thống kê của Bộ Tài chính So sánh với mức thu bình quân của khối OECD năm 1996, thuế gián thu là

1.2.3Cải cách thuế của Việt Nam đến năm

Lộ trình cải cách Thuế của Việt Nam có thể tóm tắt như sau:

1. Giai đoạn đấu của cải cách thuế (1990-1998) nhằm phù hợp với nền kinh tế

da thành phần bằng việc thiết lập nền tảng cơ bản cho khối kinh tế ngoài quốc doanh,

đặc biệt là khuyến khích cá nhân bỏ vốn kinh doanh. Phần lớn các sắc thuế đưa ra trong giai đoạn cải cách đầu tiên này đều bắt nguồn từ hệ thống thuế theo cơ chế cũ, vì vậy không tránh khỏi tồn tại thột số cơ .chế mang tính phân biệt đối xử mà các sắc thuế trước đó vốn có. Tồn tại này của hệ thống thuế ngây càng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa, sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu.

2. Giai đoạn cải cách thuế thứ hai bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2004 với ưu tiên cải cách thay thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng (GTGT), và thay thuế lợi tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Lúc này tình hình kinh tế đã thay đổi khi Việt Nam bước đầu tham gia vào các Hiệp định thương mại quốc tế và song phương, và đang nỗ lực đàm phán gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc ban hành thuế GTGT, với tính chịu thuế chất trung lập đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đã đáp ứng yêu cầu phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến khích xuất khẩu. Thuế thu nhập doanh nghiệp được cải cách theo hướng thống nhất áp dụng

đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có đó vốn đầu tư nước ngoài, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, đáp ứng yêu cầu gia nhập WTO.

3. Giai đoạn thứ ba (2005-2010) của công cuộc cải cách thuế, một giai đoạn mà nền kinh tế xã hội có bước phát triển đặc biệt quan trọng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, và tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế song phương và

đa phương với các nước khu vực và trên thế giới, như Hiệp định khu vực Thương mại song phương Việt-mỹ. Việc thực hiện các cam kết quốc tế đó đã dẫn đến sự cắt giảm

đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu, chiếm tỷ trọng khoảng trên 30% tổng số thu về

thuế, chưa kể nguồn thu từ dầu thô, trong những năm trước đây.

Ngày 6 tháng 12 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số

201/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010” (còn được gọi là cải cách thuế bước 3), với định hướng ban hành những loại thuế mới như: Thuế TNCN, thuế nhà, đất; và sửa đổi, bổ sung các sắc thuế chủ yếu hiện hành (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên) để phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế, thực hiện các cam kết quốc tế hướng đến thương mại tự do thông qua tỷ

trọng các loại thuế trực thu trong tổng thu thuế.

Mục tiêu, yêu cầu cụ thể của cải cách thuế bước ba:

• Chính sách thuế, phí và lệ phí (sau đây gọi chung là chính sách thuế) phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nến kinh tế, động viên

được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

• Chính sách thuế phải huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước,

đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích lũy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước. Đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế vào ngân sách bình quân hàng năm đạt tử 20% - 21% GDP.

• Chính sách thuế phải thể hiện và tạo ra những nội dung cụ thể phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm được yêu cầu về bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện một cách hợp lý, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia.

• Chính sách thuế phải tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. áp dụng hệ

thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như

giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

• Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai; tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế.

• Nhanh chóng hiện đại hóa và nâng cao năng lực của của bộ máy quản lý thuế; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém làm cho bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.

Một phần của tài liệu Bài giảng Thuế Chương 1 (Trang 43 - 45)