Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu – Quảng Ninh (Trang 53 - 55)

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH, CHẾĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ:

3. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

3.1. Đối với Trung ương.

Trên cơ sở tăng cường, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho cán bộ, nhằm khác phục tình trạng công chức thiếu nghiệp vụ Quản lý Nhà nước dẫn đến hậu quả thực thi công việc không tốt. Đảng và Nhà nước cần có một chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực sự khoa học và được dựa trên những yêu cầu cơ bản sau:

- Xây dựng cơ cấu cán bộ cho các cấp, các cơ quan hành chính để cho các địa phương có căn cứ phân bổ biên chế, tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch cán bộ.

- Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ và bộ máy Nhà nước vừa đảm bảo chặt chẽ, khách quan vừa thu hút nhân tài vào bộ máy Nhà nước.

- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với mỗi loại cán bộ theo đúng chức trách của phân công từ đó hoàn thiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bô.

Xử lý nghiêm minh những cán bộ sai phạm (dù ở cương vị nào), kiên quyết đấu tranh tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước.

3.2. Đối với cấp tỉnh.

Tỉnh là cấp trung gian lớn nhất của Nhà nước, tỉnh bao chùm lên hầu hết các hoạt động của cấp huyện, nhiều hoạt động của cấp tỉnh có tác dụng tích cực và tiêu cực trực tiếp lên người dân, nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Cấp tỉnh còn là cấp có thể tự chủ được về ngân sách và được Chính phủ giao quyền tự chủ về sắp xếp cấp cơ sở. Với những đặc điểm đó, giải pháp cho công chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện của tỉnh cần được đặt lên những quan điểm khách quan sau:

- Phải đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh. Qua đó xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong bộ máy hành chính của tỉnh theo từng loại, cán bộ làm nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách, cán bộ ngạch hành chính, cán bộ chính quyền cơ sở. Từ đó có chính sách, chế độ cụ thể đối với từng loại cán bộ.

- Đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng mỗi loại cán bộ nên có nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Có sự khuyến khích thích hợp bằng vật chất đối với cán bộ tự học, đảm bảo cơ sở vật chất cho các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh.

- Đào tạo kết hợp với nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, đồng thời đổi mới những phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, làm sao Đảng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong công tác lãnh đạo, để Nhà nước thực hiện được năng động, sáng tạo và chủ động hơn về vấn đề quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

- Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác cải cách hành chính đến với các cơ quan, đơn vị và đến từng cán bộ

trong hệ thống bộ máy hành chính của Nhà Nước, để từ đó các cấp, đơn vị và cán bộ chủ động, tự giác tích cực tham gia vào quá trình cải cách hành chính.

- Làm tốt công tác tuyển dụng cán bộ. Đây là khâu quan trọng nhất, quyết định đầu vào tốt hay không đối với cán bộ trong suốt quá trình thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ theo quy định của Nhà nước. Tăng cường kỷ cương phép nước trong hoạt động công vụ, xử lý nghiêm minh, kịp thời những tổ chức, những cán bộ vi phạm quy định của Nhà nước, gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện công vụ, cản trở, trì trệ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

3.3 Đổi mới chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện.

Bộ máy cấp huyện trong những năm qua có nhiều biến động, ở huyện Bình Liêu, mặc dù còn nhiều khó khăn, song cũng có những biến động nhất định. Các phòng ban khi tách nhập hoặc khi thay đổi điều động cán bộ đều có tác động không ổn định, đấy là chưa đề cấp đến yếu tố tổ chức bộ máy cấp huyện thiếu thống nhất, làm tiềm ẩn xu hướng tách rời trong hoạt động giữa các bộ phận trong một phòng khi đã sáp nhập làm cho hoạt động của đơn vị không thống nhất. Trên cơ sở đó, giải pháp đồng bộ với từng cơ quan đơn vị cấp huyện phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cán bộ. Tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người cán bộ. Yếu tố này đòi hỏi huyện phải có một chính sách đúng đắn, một giải pháp cần thiết thông qua việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu – Quảng Ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w