Uỷ ban DSGD & TE

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu – Quảng Ninh (Trang 42 - 45)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CHẾĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP HUYỆN Ở HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH.

12. Uỷ ban DSGD & TE

Tổng số: 17 16 01

(Nguồn: UBND huyện Bình Liêu)

Theo tiêu chuẩn thi đua, khen thưởng của Nhà nước cũng như của tỉnh Quảng Ninh, vào cuối năm UBND huyện hướng dẫn các cơ quan đơn vị bình xét dân chủ và công khai để tập thể đề xuất các danh hiệu thi đua khen thưởng của mình với huyện và danh hiệu thi đua khen thưởng của huyện để tỉnh khen thưởng

Đầu năm từng đơn vị triển khai các danh hiệu thi đua cho tất cả cán bộ trong quá trình phân đấu, cán bộ đều có trách nhiệm giám sát lẫn nhau để đạt kết quả đánh giá cuối năm đạt chính xác.

Về kỷ luật cán bộ, nếu trường hợp vi phạm nhẹ, lãnhh đạo gọi trực tiếp nhắc nhở kín đáo, nếu tiếp tục vi phạm cán bộ trong phòng phàn nàn sẽ côngkhai trước tập thể để xem xét kỷ luật tuỳ theo mức độ vi phạm và quy định của pháp luật.

Nhìn chung công tác khen thưởng, kỷ luật toàn huyện năm 2006 là đúng đắn. Không có cán bộ, công chức nào bị kỷ luật trong năm 2006. ý thức phấn đấu trong công tác của cán bộ được nâng lên. Công tác đánh giá chung về cán bộ trongnăm được toàn thể cán bộ trong từng cơ quan nhất trí. Đối với hình thức khen thưởng cao, bên cạch sự khuyến khích bằng tinh thần và có sự khuyến khích thêm bằng vật chất. Ví dụ, tập thể cơ quan được nhận bằng khen và được thưởng tiền từ 200.000 đến 500.000,đ. Cá nhân cán bộ được nhận bằng khen và được hưởng tiền từ 50.000đ đến 100.000đ, quỹ khen thưởng từ Ngân sách của huyện và của tỉnh.

Kỷ luật là việc mà Đảng, Nhà nước không ai mong muốn, chính vì lẽ đó Huyện Bình Liêu đã quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh, khuyến khích lấy thi đua khen thưởng là chính và tránh các hình thức kỷ luật.

Bên cạnh sự nghiêm túc trong công tác đánh giá cán bộ vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, tình trạng cán bộ cơ quan còn “ nể nang” không nêu lên quan điểm của mình về cán bộ khác, trong phê bình và tự phê bình chưa nghiêm, nên trong cơ quan có hiện tượng “ bằng mặt nhưng không bằng lòng”.

1.4. Chế độ tiếp nhận, điều động, đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ.

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới, trình độ dân trí còn thấp nên số lượng và chất lương cán bộ còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

xã hội. Để đảm bảo hoàn thành tốt mọi công việc ở cấp huyện được ổn định, hàng năm UBND huyện đều báo cáo chất lượng, số lượng, đội ngũ cán bộ hiện có của huyện và lập kế hoạch đề nghị tỉnh bổ sung công chức, viên chức cho huyện. Trên cơ sở Thông báo của Sở Nội vụ về giao chỉ tiêu biên chế cho UBND huyện quản lý và sử dụng, UBND huyện đã tiến hành lập kế hoạch, thông báo tuyển dụng theo quy định, báo cáo về sở Nội vụ tỉnh ttình UBND tỉnh phê duyệt. UBND huyện ký quyết định tuyển dụng cụ thể đối với từng cán bộ theo chỉ tiêu được giao. Cán bộ mới tiếp nhận có đủ điều kiện phù hợp với yêu cầu công việc được hưởng lương theo trình độ đào tạo và hưởng các chế độ khác theo quy định của Chính phủ phù hợp với công việc cán bộ đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu – Quảng Ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w