Đổi mới công tác quản lý, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu – Quảng Ninh (Trang 51 - 53)

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH, CHẾĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ:

2. Đổi mới công tác quản lý, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ.

Đổi mới công tác quản lý, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính trên cơ sở những nội dung chủ yếu sau:

- Tiến hành tổng điều tra, đánh giá lại đội ngũ cán bộ nhằm xác định chính xác sô lượng, chất lượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ của huyện trên cơ sở đó quay hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ để từng bước chuyển sang quản lý cán bộ bằng hệ thống tin học không phải đơn giản. đây là một việc làm vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính khoa học cao trong quản lý. Ở điều kiện là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Bình Liêu nói riêng và các huyện miền núi khó khăn nói chung nếu không đánh giá đúng đội ngũ cán bộ sẽ

không có cán bộ giỏi, không động viên được cán bộ trong thực thi công việc, nhất là cán bộ ở cấp huyện, cấp mà mọi cán bộ cần thiết phải có sự nói và làm phải song song với nhau. Khác với cấp tỉnh và càng khác với Trung ương ở chỗ huyện không phải là cấp đường lối, càng không phải là cơ quan nghiên cứu, huyện là cấp thực thi góp phần làm sáng tỏ mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương, làm cho đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương ngày càng hoàn thiện trên thực tế. Một khi đánh giá đúng được năng lực, phẩm chất, trình độ, chuyên môn...của đội ngũ cán bộ nó giúp cho quản lý có cơ sở khoa học để nhìn nhận về số lượng một cách khách quan từ đó bố trí đủ số lượng, chất lượng cán bộ cho công việc.

Có được một đội ngũ cán bộ tốt, công tác quy hoạch, lập kế hoạch bồi dưỡng được coi là việc làm thường xuyên có như vậy, cán bộ mới theo kịp sự phát triển không ngừng của xã hội, chưa nói đến vai trò tạo cho sự phát triển xã hội. Thường xuyên được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức mới, được quản lý, quy hoạch và điều hành theo phương pháp khoa học và công nghệ hiện đại. Người cán bộ sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc hiện đạ hoá phát triển nông nghịêp và nông thôn nước ta cũng như làm cho nông thôn tiến dần đến đô thị.

Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung hệ thống, ngạch bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, nghiệp vụ, chức danh cán bộ, hoàn thiện hệ thống chức danh cán bộ phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam, với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực cán bộ để có chính sách, chế độ phù hợp. Hiện nay trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã có hoạch định tương đối thống nhất về cơ cấu các ngành, các cơ quan đơn vị cấp huyện. Tuy nhiên thời gian qua bộ máy của cấp huyện thường xuyên biến động, các đơn vị chuyên môn khi tách ra, khi sáp nhập tạo nên sự mất ổn định của bộ máy cấp huyện. Riêng huyện Bình Liêu, trước năm 2004 có 10 phòng ban và 5 đơn vị sự nghiệp, đến năm 2005 lại quy định có 12 phòng ban chuyên môn (chưa kể các đơn vị sự nghiệp). Như vậy, trong một thời gian ngắn, ở một huyện nhỏ, số đơn vị hành chính ít nhưng đã có thêm đầu mối về quản lý

hành chính (hai phòng) chưa kể biên chế tăng thêm so với năm 2004 cũng như việc tăng các đơn vị sự nghiệp.

Ở huyện Bình Liêu là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nên việc tuyển dụng công chức, viên chức hàng năm chủ yếu là do xét tuyển. Tuy vậy, huyện cũng có quy chế xét tuyển rất chạt chẽ, rõ ràng, dân chủ theo quy chế của nhà nước, công khai cho các hoạt động tuyển dụng thời gian qua sẽ góp phần cho huyện Bình Liêu nói riêng, cấp huyện nói chung có một đội ngũ cán bộ hoàn thiện hơn về chuyên môn nghiệp vụ, năng động hơn và cho uy tín Nhà nước ở cơ sở không ngừng nâng cao. Quản lý về tuyển dụng chặt chẽ nền nếp còn có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá xếp loại cán bộ trên cơ sở kết quả và hiệu quả công tác nếu không sẽ dễ nặng về phẩm chất đạo đức mà quyên mất yếu tố họ đã làm được gì.

Song song với việc xây dựng một chế độ tuyển dụng cán bộ phù hợp, xây dựng chế độ diều động, luân chuyển, bổ nhiệm và đề bạt cán bộ thật sự khoa học. Nếu không có sự luân chuyển thay đổi, bổ nhiệm, đề bạt thì sau 7 đến 10 năm họ sẽ không còn sức bật các công việc thành lối mòn trong đầu làm cho công việc của họ nhàm chán, không chịu phát minh sáng chế, sáng tạo dẫn đến hiệu quả công việc và xã hội kém....

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ cấp huyện, Huyện Bình Liêu – Quảng Ninh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w