Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Xuất khẩu Lạc Trung (Trang 46 - 51)

I. Đặc điểm và tình hình chung của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung

3.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp

3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp.

Công ty vải sợi may mặc miền Bắc có các xí nghiệp trực thuộc nằm phân tán trên các các tỉnh miền Bắc. Xuất phát từ đặc điểm này, Công ty đã xây dựng bộ máy kế toán kiểu mô hình kế toán phân tán. Theo mô hình này, bộ máy kế toán của Công ty đợc tổ chức thành hai cấp: bộ phận kế toán trung tâm nằm tại trụ sở của Công ty và các bộ phận kế toán trực thuộc nằm tại các xí nghiệp thành viên. Trong đó, kế toán trung tâm và kế toán các đơn vị có sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự riêng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Kế toán của các xí nghiệp trực thuộc phải thực hiện toàn bộ khối lợng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu đến giai đoạn xác định lợi nhuận trớc thuế và lập báo cáo lên kế toán trung tâm.

Kế toán trung tâm thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của các xí nghiệp thành viên và lập báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý Nhà nớc theo quy định.

Là một đơn vị trực thuộc Công ty vải sợi may mặc miền Bắc, bộ phận kế toán của Xí nghiệp may xuất khẩu Lạc Trung là một bộ phận thuộc bộ máy kế toán của Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công việc kế toán của xí nghiệp từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin và lên các báo cáo tài chính, định kỳ nộp báo cáo cho kế toán Công ty. Các phân xởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống kê làm công tác hạch toán sổ sách ban đầu, thu nhận và ghi chép vào sổ sách các nghiệp vụ kinh tế trong phạm vi phân x- ởng, cuối tháng chuyển chứng từ và sổ sách lên phòng kế toán.

Hiện nay, phòng tài chính - kế toán của xí nghiệp gồm 05 nhân viên kế toán. Do số lợng lao động kế toán ít, các nhân viên kế toán phải kiêm phụ trách nhiều phần hành kế toán. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp đợc thể hiện qua sơ đồ số 16, cụ thể nh sau:

- Trởng phòng tài chính kế toán– : chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo, hớng dẫn, tổ chức kiểm tra công tác hạch toán kế toán của xí nghiệp, chịu trách nhiệm tr- ớc Giám đốc và kế toán Công ty về các thông tin tài chính, kế toán.

- Kế toán tổng hợp: phụ trách tổng hợp số liệu từ các phần hành kế toán, vào các sổ sách kế toán tổng hợp, lên các báo cáo quyết toán tài chính theo quý, 6 tháng và năm.

- Kế toán hàng tồn kho và tài sản cố định: theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, hàng tồn kho; tham gia kiểm kê và đánh giá tài sản, trích khấu hao tài sản cố định.

- Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi tình hình tăng giảm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ghi chép kịp thời các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến vốn bằng tiền, thờng xuyên đối chiếu với sổ phụ tại ngân hàng, đối chiếu với sổ quỹ để phát hiện và xử lý sai sót kịp thời.

- Kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ: có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tình hình thanh toán giữa xí nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp, tổ chức thực hiện kê khai

nộp thuế, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nớc, kiểm tra các khoản thanh toán lơng với công nhân viên.

- Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: theo dõi và tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong xí nghiệp, hàng tháng tiến hành tính giá thành sản phẩm thực tế.

- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại quỹ của xí nghiệp, căn cứ vào các chứng từ đợc duyệt hợp lý, hợp lệ để tiến hành thu chi tiền mặt, ngân phiếu phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

3.2. Tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp.

Về hệ thống chứng từ kế toán sử dụng, xí nghiệp đã sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành, gồm các loại chứng từ sau:

- Loại 1: Lao động tiền lơng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lơng, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội...

- Loại 2: Hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê, thẻ hàng, biên bản kiểm kê vật t hàng hoá...

- Loại 3: Bán hàng: hoá đơn bán hàng.

- Loại 4: Tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng...

- Loại 5: Tài sản cố định: biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định...

Sơ đồ số 16:

Mô hình bộ máy kế toán của Xí nghiệp

Trưởng phòng tài chính - kế toán Trưởng phòng tài chính - kế toán

Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp Kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ Kế toán tiêu thụ sản phẩm và công nợ Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ Kế toán hàng tồn kho và TSCĐ Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán vốn bằng tiền Kế toán vốn bằng tiền Thủ quỹ Thủ quỹ

Để đảm bảo tính chặt chẽ trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bên cạnh một số chứng từ bắt buộc, xí nghiệp còn sử dụng nhiều chứng từ hớng dẫn nh phiếu nhập kho thành phẩm ăn lơng... Các chứng từ đợc lập tại xí nghiệp đều đợc đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, là cơ sở để ghi sổ kế toán. Sau khi ghi sổ, các chứng từ đợc bảo quản, lu trữ theo quy định hiện hành.

Về chế độ kế toán áp dụng, là một doanh nghiệp Nhà nớc, xí nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất do Bộ Tài chính ban hành theo quyết định 1141/QĐ/TC/CĐKT ngày 1/1/1995. Dựa vào tính chất và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại xí nghiệp, hệ thống tài khoản của xí nghiệp đợc chi tiết đến cấp 4 nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán chi tiết và cụ thể.

Về hình thức ghi sổ, để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xí nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ để ghi sổ kế toán. Trong đó, các sổ chi tiết và sổ tổng hợp đợc sử dụng bao gồm:

- Các NKCT số 1, số 2, số 5, số 7, số 8, số 9, số 10. Căn cứ để các kế toán viên ghi vào NKCT là các chứng từ gốc, các sổ chi tiết, các bảng kê và bảng phân bổ. Các NKCT đợc mở theo từng tháng, cuối mỗi tháng tiến hành khoá sổ, mở và chuyển số d sang NKCT mới.

- Bảng kê số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 8.

- Kế toán mở sổ Cái cho tất cả các tài khoản chi tiết sử dụng. Sổ Cái do kế toán tổng hợp phụ trách, đợc mở cho cả năm và đợc ghi một lần vào cuối mỗi tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra và đối chiếu các NKCT và các bảng kê.

Kế toán sử dụng các phiếu kế toán để thực hiện các bút toán phân bổ. Sổ sách kế toán đợc thiết kế một cách linh hoạt nhằm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý tại xí nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phơng pháp kế toán hàng tồn kho:Xí nghiệp áp dụng phơng pháp kê khai th- ờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho và tính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừ.

Xí nghiệp thực hiện quyết toán theo quý. Niên độ kế toán là một năm bắt đầu từ 1/1 đến 31/12.

Quy trình ghi sổ của hình thức Nhật ký – Chứng từ trong phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng tại xí nghiệp đợc khái quát qua sơ đồ số 17.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu

Sơ đồ số 17:

Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trên hệ thống sổ

Chứng từ gốc về chi phí sản xuất

Sổ trích BHXH,

BHYT và KPCĐ Sổ trích lương nguyên phụ liệuSổ chi phí

Sổ tính giá thành Sổ tập hợp chi phí sản xuất

NKCT số 7

Sổ Cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154

Các báo cáo tài chính

Bảng kê số 3 Phiếu kế toán phân bổ NKCT số 1,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Xuất khẩu Lạc Trung (Trang 46 - 51)