- Yếu: + Chấm thiếu chính xác, không công bằng + Trên 50% học sinh không được chữa bài.
3.2.5. Đánh giá nền nếp ra vào lớp:
- Tốt: + Ra vào lớp đúng quy định. Chính xác thời gian, thời khoá biểu.
- Khá: + Vào muộn, ra sớm trước khi có hiệu lệnh từ 2-5 phút. - Trung bình: + Vào muộn, ra sớm từ 5- 9 phút, sau khi được nhắc nhở không còn tái phạm.
- Yếu: + Vào lớp muộn từ 10 phút trở lên, do nhầm tiết hoặc quên tiết. + Ra sớm từ 10 phút trở lên.
Hướng dẫn xếp loại đánh giá chung việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn.
- Tốt: Các yêu cầu 3.2.1,2,3,4; đều đạt tốt, yêu cầu còn lại đạt khá trở lên.
- Khá: Các yêu cầu 3.2.1,2,3,4; đều đạt khá trở lên, yêu cầu còn lại đạt yêu cầu trở lên.
- Trung bình: Các yêu cầu 3.2.1,2,3,4; đều đạt trung bình trở lên. - Yếu: Một trong các yêu cầu 3.2.1,2,3,4; xếp loại yếu.
Biện pháp 2: Phối kết hợp các biện pháp, hình thức kiểm tra, có chế tài thưởng phạt phù hợp:
+ Kiểm tra định kỳ: ghi rõ thời gian thực hiện và trọng tâm của từng đợt kiểm tra.
+ Biện pháp kiểm tra đột xuất: chủ yếu tập trung vào đối tượng giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn và có thiếu sót qua các đợt kiểm tra trước để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh và động viên những tiến bộ đã đạt được so với đợt kiểm tra trước đó.
+ Biện pháp kiểm tra toàn diện: theo kế hoạch đầu năm (mỗi năm kiểm tra 30% số giáo viên của nhà trường).
+ Những trường hợp vi phạm nhiều, thường xuyên vi phạm, sau khi nhắc nhở không có sự thay đổi và chuyển biến; trường hợp thực hiện tốt sẽ là căn cứ để xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên và xét thi đua cuối mỗi học kỳ và cuối năm học. Bảng 3.2: Một số cách thức kiểm tra Cách thức KT Thời gian KT Lực lượng KT Đối tượng KT Mục tiêu KT Nội dung KT 1 Thực hiện trong khoảng thời gian
nhất định
HT, PHT
TTCM Một số
GV
Kiểm tra đột xuất không báo
trước Soạn bài 2 Thực hiện suốt năm học HT, PHT TTCM Toàn bộ GV Kiểm tra định kỳ Soạn bài 3 Thực hiện trong khoảng thời gian
nhất định
HT, PHT
TTCM Một số
GV
Kiểm tra đột xuất không báo
trước Giảng bài 4 Thực hiện suốt năm học HT, PHT TTCM Toàn bộ GV Kiểm tra định kỳ Giảng bài 5 Thực hiện trong khoảng thời gian
nhất định
HT, PHT
TTCM Một số
GV
Kiểm tra đột xuất không báo
trước
Chấm, chữa bài
6
Thực hiện trong suốt năm học HT, PHT TTCM Toàn bộ GV Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất Vào điểm Ra vào lớp
(Mẫu sổ kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng theo bảng phụ lục số 2)
Biện pháp 3: Áp dụng các chức năng quản lí
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra xen vào kế hoạch tổng thể hàng năm, kỳ của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra xen vào kế hoạch chuyên môn hàng tuần, tháng của nhà trường.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra xen vào kế hoạch các hoạt động kiểm tra hàng năm của nhà trường (Kiểm tra công tác tuyển sinh, hồ sơ học sinh, CSVC, hồ sơ thi, các nguồn xã hội hoá giáo dục, tài chính, thư viện thiết bị …).
+ Xây dựng kế hoạch riêng về kiểm tra GV thực hiện QCCM theo từng tuần, tháng.
+ Xây dựng kế hoạch riêng về kiểm tra GV thực hiện QCCM cho HT, PHT, TTCM.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra riêng cho từng nội dung soạn bài, giảng bài, chấm chữa bài, vào điểm, nền nếp ra vào lớp.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn bộ giáo viên với những nội dung cụ thể trên cơ sở toàn diện trong đó có các nội dung xen kẽ với việc thực hiện QCCM (công tác đoàn, chủ nhiệm, xã hội hoá, thi đua, hội giảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy thêm học thêm...)
Cách thức 1: Kế hoạch kiểm tra một số GV thực hiện quy chế soạn
bài thuộc kế hoạch riêng được thực hiện định kỳ đối với cá nhân GV trong suốt năm học.
Kế hoạch này được Hiệu trưởng xây dựng căn cứ vào: Kế hoạch chung của năm học, những GV theo chu kỳ đến lượt kiểm tra, những GV viên còn bị hạn chế ở những lần kiểm tra trước. Theo kế hoạch chung sẽ kiểm tra 30% giáo viên đột xuất về nội dung soạn bài, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch riêng về việc kiểm tra 30% số giáo viên này. Trong kế hoạch này Hiệu trưởng cần nêu rõ:
- Tên GV, thuộc tổ, nhóm chuyên môn, thuộc diện được kiểm tra. - Thời điểm kiểm tra.
- Lực lượng kiểm tra.
Hiệu trưởng căn cứ vào số lượng GV cụ thể cần kiểm tra để chia ra theo môn cho các tháng trong năm học cho phù hợp, không tập trung vào thời điểm nào, môn nào. Thông thường khi vào năm học mỗi tháng Hiệu trưởng thực hiện kế hoạch kiểm tra quy chế soạn bài của 2-3 GV cho đến hết thì thôi.
Kế hoạch này do Hiệu trưởng lập và được phổ biến công khai nhưng không thông báo chi tiết GV được kiểm tra, thời điểm kiểm tra và người kiểm tra. Chỉ trước khi kiểm tra người được uỷ quyền mới được biết chi tiết kế hoạch này. Kế hoạch này thường được Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện phối hợp với TTCM, TPCM hoặc nhóm trưởng bộ môn.
Cách thức 2: Kế hoạch kiểm tra đồng loạt GV thực hiện quy chế
soạn bài thuộc kế hoạch chung thực hiện trong khoảng thời gian nào đó trong năm học.
Kế hoạch này được Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng (Hiệu trưởng duyệt) căn cứ vào: Kế hoạch chung của năm học, đối tượng là những GV viên còn lại không thuộc đối tượng kiểm tra theo hình thức 1. Kế hoạch kiểm tra đồng loạt GV thực hiện quy chế soạn bài thường được ấn định vào những thời điểm nhất định tùy: theo tình hình của từng trường
Kế hoạch này được Hiệu trưởng phổ biến công khai chi tiết thời điểm kiểm tra, phân công người kiểm tra cho toàn thể GV ngay từ đầu năm học. Trước khi tiến hành kiểm tra Hiệu trưởng mời PHT, người được uỷ quyền để nghe sơ kết việc kiểm tra theo hình thức 1 đã tiến hành, thảo luận những kinh nghiệm, những vấn đề phát sinh... và thống nhất chương trình kiểm tra. Kế hoạch này thường Hiệu trưởng không trực tiếp thực hiện mà giao cho PHT phối hợp với TTCM, TPCM hoặc nhóm trưởng bộ môn thực hiện.
Nếu những GV đã được chỉ định kiểm tra việc thực hiện quy chế soạn bài theo kế hoạch riêng của Hiệu trưởng đã thực hiện xong thì cuộc kiểm tra liền kề sau đó sẽ không tiến hành kiểm tra nữa.
Cách thức 3: Kế hoạch kiểm tra một số GV thực hiện quy chế giảng
bài, vào điểm thuộc kế hoạch riêng được thực hiện định kỳ đối với cá nhân GV trong suốt năm học.
Cũng như hình thức 1 kế hoạch này được Hiệu trưởng xây dựng căn cứ vào: Kế hoạch chung của năm học, những GV theo chu kỳ đến lượt kiểm tra, những GV viên còn bị hạn chế ở những lần kiểm tra trước, những GV đang trong thời gian tập sự. Theo kế hoạch chung sẽ kiểm tra 30% giáo viên đột xuất về nội dung giảng bài, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch riêng về việc kiểm tra 30% số giáo viên này (dự giờ mỗi GV 2 tiết).
Hiệu trưởng căn cứ vào số lượng GV cụ thể cần kiểm tra để chia ra theo môn cho các tháng trong năm học cho phù hợp, không tập trung vào thời điểm nào, môn nào. Thông thường khi vào năm học mỗi tháng Hiệu trưởng thực hiện kế hoạch kiểm tra quy chế giảng bài của 3 GV cho đến hết thì thôi.
Kế hoạch này do Hiệu trưởng lập và được phổ biến công khai nhưng không thông báo chi tiết GV được kiểm tra, thời điểm kiểm tra và người kiểm tra. Chỉ trước khi kiểm tra người được uỷ quyền mới được biết chi tiết kế hoạch này để soạn đề khảo sát và phối hợp tiến hành kiểm tra. Kế hoạch này thường Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện phối hợp với TTCM, TPCM hoặc nhóm trưởng bộ môn.
Nếu những GV được chỉ định kiểm tra cả việc thực hiện quy chế soạn và giảng bài theo kế hoạch riêng của Hiệu trưởng thì ghép 2 cuộc kiểm tra và chỉ thực hiện đồng thời ở cuộc kiểm tra thực hiện quy chế giảng bài.
Cách thức 4: Kế hoạch kiểm tra GV đồng loạt thực hiện quy chế
giảng bài thuộc kế hoạch chung thực hiện trong khoảng thời gian nào đó trong năm học.
Kế hoạch này được Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng (Hiệu trưởng duyệt) căn cứ vào: Kế hoạch chung của năm học, đối tượng là những GV viên còn lại không thuộc đối tượng kiểm tra theo hình thức 3. Kế hoạch kiểm tra đồng loạt GV thực hiện quy chế giảng bài thường được ấn định vào những thời điểm nhất định.
Kế hoạch dự giờ này được hiệu trưởng phổ biến công khai chi tiết tuần dự giờ, phân công người dự giờ cho toàn thể GV ngay từ đầu năm học. Trước khi tiến hành dự giờ hiệu trưởng mời PHT, người được uỷ quyền để nghe sơ kết việc dự giờ theo hình thức 3 đã tiến hành, thảo luận những kinh nghiệm, đề xuất phương án phù hợp, những vấn đề phát sinh... và thống nhất chương trình dự giờ. Kế hoạch dự giờ thường hiệu trưởng không trực tiếp thực hiện mà giao cho PHT phối hợp với TTCM, TPCM hoặc nhóm trưởng bộ môn thực hiện.
Nếu những GV đã được chỉ định kiểm tra việc thực hiện quy chế giảng bài theo kế hoạch riêng của hiệu trưởng đã thực hiện xong thì cuộc kiểm tra liền kề sau đó sẽ không tiến hành dự giờ nữa.
Cách thức 5: Kế hoạch kiểm tra một số GV thực hiện quy chế chấm,
chữa bài, nền nếp ra vào lớp thuộc kế hoạch riêng được thực hiện định kỳ đối với cá nhân GV trong suốt năm học.
Kế hoạch này được hiệu trưởng xây dựng căn cứ vào: Kế hoạch chung của năm học, những GV theo chu kỳ đến lượt kiểm tra, những GV viên còn bị hạn chế ở những lần kiểm tra trước, những GV theo dư luận phản ánh có vấn đề về ra đề, chấm, chữa bài. Theo kế hoạch chung sẽ kiểm tra 30% giáo viên đột xuất về nội dung soạn bài, Hiệu trưởng xây dựng kế
hoạch riêng về việc kiểm tra 30% số giáo viên này. Trong kế hoạch này hiệu trưởng cần thể hiện rõ:
- Tên GV, thuộc tổ, nhóm chuyên môn, nội dung kiểm tra.
- Thời điểm kiểm tra, các lớp sẽ thu bài kiểm tra lưu của học sinh. - Lực lượng kiểm tra.
Hiệu trưởng căn cứ vào số lượng GV cụ thể cần kiểm tra để chia ra theo môn cho các tháng trong năm học cho phù hợp, không tập trung vào thời điểm nào, môn nào. Thông thường khi vào năm học mỗi học kỳ hiệu trưởng thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấm, chữa bài của 2 GV cho đến hết thì thôi.
Kế hoạch này do hiệu trưởng lập và được phổ biến công khai nhưng không thông báo chi tiết GV được kiểm tra, thời điểm kiểm tra và người kiểm tra. Chỉ trước khi kiểm tra người được uỷ quyền mới được biết chi tiết kế hoạch này. Kế hoạch này thường hiệu trưởng trực tiếp thực hiện phối hợp với TTCM, TPCM hoặc nhóm trưởng bộ môn.
Cách thức 6: Kế hoạch kiểm tra GV đồng loạt thực hiện quy chế
chấm, chữa bài, vào điểm thuộc kế hoạch chung thực hiện trong khoảng thời gian nào đó trong năm học.
Kế hoạch này được Ban chuyên môn xây dựng (Hiệu trưởng duyệt) căn cứ vào: Kế hoạch chung của năm học, đối tượng là những GV viên còn lại không thuộc đối tượng kiểm tra theo hình thức 5. Kế hoạch kiểm tra đồng loạt GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài thường được ấn định vào những thời điểm nhất định.
Kế hoạch dự giờ này được hiệu trưởng phổ biến công khai chi tiết tuần kiểm tra, phân công người kiểm tra cho toàn thể GV ngay từ đầu năm học. Trước khi tiến kiểm tra hiệu trưởng mời PHT, người được uỷ quyền để nghe sơ kết việc kiểm tra theo hình thức đã tiến hành, thảo luận những kinh nghiệm, đề xuất những vấn đề phát sinh... và thống nhất chương trình
kiểm tra. Kế hoạch dự giờ này thường hiệu trưởng không trực tiếp thực hiện mà giao cho PHT phối hợp với TTCM, TPCM hoặc nhóm trưởng bộ môn thực hiện.
Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra riêng và kế hoạch kiểm tra phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện trong suốt năm học.
*Tổ chức thực hiện kế hoạch:
Khi đã xây dựng xong kế hoạch hiệu trưởng cần công khai kế hoạch trên để những người được hiệu trưởng ủy quyền kiểm tra và toàn thể được biết việc công khai "Kế hoạch kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn" nhằm triển khai các nội dung của kế hoạch đến mọi thành viên trong nhà trường được nắm rõ:
+ Mục đích và mục tiêu kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn. + Các nội dung kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn.
+ Các đối tượng được kiểm tra. + Phân cấp kiểm tra.
+ Danh sách người được ủy quyền.
+ Các hình thức kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn.
+ Các yêu cầu kiểm tra đối với từng nội dung cụ thể (soạn, giảng, chấm chữa bài, vào điểm, nền nếp ra vào lớp).
+ Các hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho việc kiểm tra giáo viên.
+ Công bố chương trình kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn, các thời điểm, thời gian kiểm tra, nộp báo cáo, sơ kết và tổng kết.
+ Giải quyết các đề xuất từ người được ủy quyền khi tham gia họp triển khai kế hoạch.
*Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo kiểm tra không báo trước thực hiện từng phần của kế hoạch: HT, PHT, TTCM thực hiện trực tiếp kiểm tra 5 nội dung
theo quy chế chuyên môn (Soạn, giảng, chấm chữa bài, vào điểm, ra vào lớp) đối với một số giáo viên đã được dự kiến. Số lượng GV được kiểm tra theo hình thức này chiếm khoảng 15% trên tổng số giáo viên của trường. Sau khi kiểm tra đột xuất sẽ rút kinh nghiệm để kiểm tra đồng loạt theo kế hoạch đã đề ra.
+ Hiện nay cách tổ chức dạy và học theo hệ thống lớp học, bài lên lớp. Khi kiểm tra đồng loạt hiệu trưởng phải chỉ đạo kiểm tra theo đơn vị lớp, bài. Bài lên lớp gồm mọi hình thức: bài lý thuyết, thực hành, bài tập, luyện tập, chữa bài …Đối với các hình thức kiểm tra trên hiệu trưởng thông qua người được ủy quyền đánh giá được tình hình GV thực hiện QCCM với từng kiểu bài cụ thể và ở những môn cụ thể. Hiệu trưởng yêu cầu người được ủy quyền kiểm tra và báo cáo thật chi tiết hai khâu soạn, giảng của các GV được kiểm tra. Hiệu trưởng trực tiếp tham gia một số cuộc kiểm tra để: Nắm được kết quả sớm, đồng thời nắm ngay thông tin về tình hình và thái độ của GV đối với người được ủy quyền nói riêng và kế hoạch kiểm tra nói chung. Nắm được các tình hình về hoạt động của người được ủy quyền. Nắm được tình hình và hoạt động thực hiện mỗi loại kế hoạch kiểm tra GV thực hiện QCCM nói chung. Từ thông tin ngược được thu thập trực tiếp và kịp thời, hiệu trưởng xây dựng các phương án điều chỉnh hợp lý chỉ đạo việc thực hiện từng kiểu kế hoạch trong hệ thống quản lý GV thực hiện QCCM để triển khai. Hiệu trưởng cần chuẩn bị trước khi kiểm tra. Đối với dự giờ có báo trước, hiệu trưởng cần thông qua sổ đầu bài, sổ kế hoạch giảng dạy để nắm được phân phối chương trình, bài lên lớp, lớp học và yêu cầu tổ trưởng, nhóm trưởng cung cấp đề khảo sát.
*Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch:
Việc kiểm tra GV, người được ủy quyền thực hiện kế hoạch kiểm tra thực hiện QCCM là chức năng cuối cùng và đặc biệt quan trọng của chu trình chỉ đạo kiểm tra thực hiện QCCM trong năm học.
Do có nhiều kiểu kế hoạch kiểm tra thực hiện QCCM cũng có ít nhất