Hiện trạng về tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Bát Xát tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu Biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn (Trang 36 - 38)

Xát tỉnh Lào Cai

* Những thành tựu

Giáo dục cấp THPT huyện Bát Xát những năm qua không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, cụ thể là:

- Qui mô giáo dục THPT tăng nhanh, mở rộng, phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội theo từng vùng, miền của huyện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục đại trà được nâng cao, chất lượng mũi nhọn được củng cố, phát huy. Tỷ lệ học sinh đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt hàng năm đều tăng. Tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh được củng cố và tăng cường. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học có xu hướng giảm dần.

- Đội ngũ GV đủ về số lượng, được chuẩn hoá nhanh và ngày càng nâng cao về chất lượng. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục THPT được tăng lên hàng năm.

* Những khó khăn, hạn chế

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, giáo dục THPT huyện Bát Xát còn có một số khó khăn, hạn chế sau:

Toàn huyện có 13.818 hộ gia đình, dân số 71.947 người, 14 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm 18.2%, dân tộc Giáy chiếm 19.3%, dân tộc H'Mông chiếm 28.4%, dân tộc Dao chiếm 26.8%, dân tộc Hà Nhì chiếm 5.4%, còn lại là các dân tộc khác; 16/22 xã là các xã đặc biệt khó khăn; trình độ dân trí còn thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. 87 % học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số; 22,3 % học sinh là

con hộ nghèo; có những học sinh hàng ngày đi từ nhà tới trường phải đi bộ hàng chục cây số, nhiều em ở trường là học sinh nhưng về nhà là lao động chính của gia đình.

Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh THPT có nhiều chuyển biến tốt song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Khả năng thực hành của học sinh còn yếu, giáo viên dạy còn nặng về lý thuyết mà ít gắn với thực hành, việc giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị chưa được coi trọng đúng mức, còn một bộ phận học sinh chưa cố gắng trong rèn luyện đạo đức (bình quân 3 năm 2008-2011 còn 9,3% học sinh THPT xếp loại hạnh kiểm trung bình và xếp loại hạnh kiểm yếu). Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực trung bình trở xuống còn cao (Bình quân 3 năm từ 2008-2011: trung bình: 53,2%, yếu và kém: 16,1%)

Đội ngũ GV tuy đã đầy đủ về số lượng song chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn, còn xảy ra tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu giáo viên, trình độ Tin học, Ngoại ngữ của đa số GV còn yếu, phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, chậm đổi mới. Một bộ phận GV ở tất cả các bộ môn tuy đã đạt chuẩn nhưng chất lượng giảng dạy còn hạn chế.

Từ năm học 2008-2009 đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã được cải thiện đáng kể song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá nhà trường.

Cơ chế quản lý chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới; một bộ phận nhỏ cán bộ quản lý giáo dục THPT yếu về năng lực, còn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ít được cập nhật kiến thức mới về quản lý giáo dục.

Một số GV chưa theo kịp với vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, chưa phát huy được tính tích cự chủ động sáng tạo trong học sinh.

Phong trào tự làm đồ dùng dạy học còn hạn chế, giáo viên còn ngại làm thí nghiệm, thực hành, sách vở tài liệu nghiên cứu nhằm bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên ở hai trường đều không có đủ. Việc tổ chức hoạt động thư viện còn nhiều hạn chế do người phụ trách thư viện không được đào tạo đúng chuyên môn mà chuyển từ giáo viên cao đẳng Toán-Lí sang, chưa phát huy hết tác dụng của thư viện để phục vụ cho hoạt động chuyên môn, lượng sách trong thư viện nghèo, không đa dạng về chủng loại.

Một phần của tài liệu Biện pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w