Đây là tình trạng mà rất nhiều ngân hàng đang phải đối mặt hiện này, đặc biệt là tại các ngân hàng quốc doanh, nơi mà tỉ lệ lãi chưa thu hồi được chiếm tỷ lệ rất cao. Để thực hiện tốt việc đôn đốc thu nợ, lãi, phí và hạn chế tình trạng thất thoát về vốn của các ngân hàng, qua tham khảo một số ý kiến của các cán bộ trong ngành, tôi nhận thấy rằng ý tưởng về phạt trả chậm là rất tốt, bởi nó khuyến khích khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn. Theo đó thì lãi chưa thu được sẽ tính tiếp theo khỏan phạt lãi trả chậm với lãi suất phạt được quy định trong khung lãi suất phạt. Hạch tóan quy trình như sau:
Xuất tài khỏan “lãi chưa thu” Hạch tóan:
Nợ: tài khoản tiền mặt: lãi + tiền phạt (hoặc TK tiền gửi khách hàng) Có: Tài khoản thu nhập của ngân hàng (lãi + tiền phạt).
Tiểu khoản: thu lãi do vay – số lãi thu được. Tiểu khỏan: thu khách – số tiền phạt thu được.
Đây là một phương pháp khá hay, tuy nhiên trên thực tế các ngân hàng không muốn áp dụng với lý do là không muốn tác động mạnh tới quan hệ khách hàng – ngân hàng trong cuộc cạnh tranh giành khách hàng.
3.2.2.2.Thu lãi.
Đây là họat động ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó để đảm bảo tính linh hoạt trong thu lãi, phù hợp với luật định và tạo điều kiện cho khách hàng, thì một số ý kiến sau theo tôi là rất đáng qua tâm:
Các đơn vị có vòng vay vốn chậm, số chu kỳ kinh doanh thấp thì không áp dụng thi lãi hàng tháng mà thu vào hạn kì khi khách hàng trả nợ gốc.
Các đơn vị có vòng quay vốn nhanh, thu nhập ổn định thì nên tiến hanh thu lãi thường xuyên để tiện cho cả hai bên trong hạch tóan và lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Với các khỏan vay nhỏ, khỏan thu về hàng tháng là thấp thì nên tiến hành thu một lần cùng với trả nợ gốc để giảm chi phí quản lý vốn.
3.2.3. Giải pháp về phương thức cho vay và thu hồi vốn.
3.2.3.1. Vấn đề nợ trước hạn.
Là một trong những vấn đề gây đau đầu cho cơ quan qủan ly, nhưng không vì vậy mà không có phương pháp xử lý, khắc phục. Theo đó thì việc cho vay này nên áp dụng thêm 1 điều khoản là trả nợ trước hạn (điều này hơi trái ngược với tâm lý trên thực tế). Cách thức tính phí trả nợ trước hạn như sau:
Tiền phí trả nợ trước hạn = Tiền trả nợ trước hạn x Lãi suất trả nợ trước hạn x Thời gian trả nợ trước hạn Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp cho cả hai bên: ngân hàng và khách hàng trong việc tính tóan điều chuyển lượng vốn của mình: khách hàng sẽ có tâm lý tính tóan kỹ lưỡng hơn khỏan đi vay của mình về thời hạn để tránh lãi suất phạt, còn ngân hàng thì giảm tình trạng mất cân đối vốn. Tuy vậy cần fải xem xét khung lãi suất phạt một cách hợp lý bởi vì khách hàng sẽ tránh lãi suất nợ bằng cách “găm” vốn cho chu kì kinh doanh sau, nó gây tình trạng nợ quá hạn. Trong cả hai trường hợp thì ngân hàng đều chịu thiệt thòi, do đó thà nhận được tiền trước ít hơn kì vọng thực tế còn hơn là chịu một khỏan nợ mà quá hạn, khó đòi.
3.2.3.2. Thực hiện đôn đốc thu nợ và lãi.
Tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hưng Yên thì việc phân loại chất lượng các khoản vay được tíên hành rất tỉ mỉ và kĩ lưỡng bởi nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, biến đổi khó lường được trước. Việc phân loại tiến hành như sau:
Các tài khỏan có dấu hiệu rủi ro khó có khả năng thu hồi lại vốn do các yếu tố khách quan có thể tác động thì cần fải dự trù các biện pháp giảm nợ, gia hạn hợp đồng nhằm đảm bảo an tòan vốn làm ăn, kinh doanh của chi nhánh.
Các tài khỏan có chất lượng tốt, ổn định và có tính lâu dài thì cần nhớ thúc giục bên đi vay trả lãi khi đến hạn.
Trường hợp phải gia hạn hợp đồng thì cán bộ ngân hàng có thể tham khảo các biện pháp sau:
Gia tăng vốn cho vay cho các khỏan vay, tuy vậy thực tế các ngân hàng không muốn thực hiện biện pháp này, nó chỉ được áp dụng khi ngân hàng có “niểm tin mãnh liệt” là khách hàng có đầy đủ khả năng trả nợ trong tương lai.
Kết cấu lại khỏan nợ: cán bộ tư vấn cho khách hàng trong việc kéo dài thời hạn vay, rút bớt khỏan fải trả hàng tháng, giới thiệu và chia sẽ khỏan cho vay với một bên thứ 3 để giảm rủi ro.
Với khách hàng có vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, mất uy tín với ngân hàng thì ngân hàng nên chủ động tìm cách thu hồi trước hạn.
3.2.3.3. Thực hiện kế tóan dự thu, dự trả.
Do công việc cho vay của ngân hàng là một công việc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan, lại có liên quan mật thiết tới nguồn vốn của ngân hàng cũng như quyết định phần lớn tới lợi nhuận của đơn vị. Do đó nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, mỗi sự ảnh hưởng, thay đổi trong kế tóan hoạt động cho vay ảnh hưởng tới tất cả các thành tố từ lớn đến nhỏ nhất trong hệ thống, vì thế việc lập kế hoach, dự tóan trước là vô cùng cần thiết giúp cho đơn vị phòng tránh rủi ro có thể xảy ra. Việc kế tóan dự thu dự trả không chỉ lập đơn thuần cho năm, quý, tháng mà có khi tùy theo mức độ cần cao hơn như mức tuần và ngày. Để từ đó vào cuối mỗi ngày, lãnh đạo đơn vị có thể biết được hiệu quả hoạt động của đơn vị mình trong ngày, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có cơ sở, giảm thiểu rủi ro.
3.2.4. Giải pháp về chuyển, xử lý nợ quá hạn, lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. ro tín dụng.
3.2.4.1. Xử lý nợ quá hạn.
không nên. Theo tôi, ta nên chia làm 2 loại: nợ quá hạn dưới 1 năm (360 ngày) và cao hơn 1 năm. Đây là biện pháp cần thiết để quản lý đơn giản hơn. Mặc dù việc sử dụng tiêu chí nợ quá hạn cũ này là đúng, tuy vậy nếu tài khỏan phân chia thời gian quá nhỏ sẽ gây bất tiện cho công tác kế tóan cũng như việc lập báo cao tiền vay như trong thời gian ngắn, cứ 6 tháng kế tóan lại phải thực hiện chuyển nợ. Một sự thay đổi nhỏ lại làm thay đổi cả hệ thống, rõ ràng là việc phân chia kiểu mới này gọn nhẹ hơn rất nhiều, giúp ích cho các kế tóan viên.
3.2.4.2. Chuyển nợ quá hạn kịp thời.
Để thuận tiện cho công việc hạch tóan và dự báo thì khi có xuất hiện dấu hiệu nợ quá hạn cán bộ lãnh đạo cần kiên quyết chỉ đạo chuyển sang các tài khỏan nợ quá hạn tương ứng. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản ngân hàng nhưng theo tôi đây là hành động cần tiến hành dứt khóat, bởi nó có thể ảnh hưởng tới tính ổn định của nguồn vốn cũng như lãi dự thu.
3.2.4.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro.
Theo quyết định 488/2000/ QĐ – NHNN ngày 27/11/2000 thì chỉ được lập quỹ dự phòng trên cơ sở báo cáo tuổi của khỏan cho vay. Căn cứ này giúp ngân hàng chủ động trong việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng không làm giảm thu nhập kỳ vọng hay vốn tự có của ngân hàng.
3.2.5. Giải pháp về hệ thống thông tin và nguồn nhân lực.
Về hệ thống thông tin, theo tôi có 2 giải pháp chủ đạo sau: nhanh chóng hòan thiện và nâng cấp hệ thống máy tính, máy chủ, máy trạm, tăng băng thông bộ nhớ cho hệ thống, tránh tình trạng quá tải băng thông; bên cạnh đó cần áp dụng các phần mềm quản lý, phần mềm kế tóan chủân và mới, thường xuyên cập nhật, vá lỗi để tránh sự cố rỏ rỉ thông tin, bởi lẽ, với ngân hàng thì thông tin về khách hàng là tối mật.
Với con người, điều quan trọng nhất là nâng cao trình độ, thường xuyên tổ chức các lớp bổ túc, huấn luyện nghiệp vụ, tạo tác phong làm việc lịch sự với khách hàng. Với cán bộ kế tóan, cần trau dồi khả năng sử dụng phần mềm thay thế cho phương pháp hạch tóan trên giấy tờ cũ.
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là ngân hàng “mẹ” điều hành hoạt động của các chi nhánh thông qua các công cụ hành chính như văn bản, quyết định. Vì vậy để cho các chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn thì ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cần xem xét để đảm bảo các quyết định chính sách đó đưa ra là kịp thời, hợp lý và không mâu thuẫn với các văn bản khách. Bên cạnh đó cần nâng cao vị thế thông qua hoạt động Marketting, quảng cáo.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Trung Ương.
Ngân hàng Trung Ương là đơn vị thi hành các định hướng nhà Nước, quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại ở tầm vĩ mô, do đó mỗi quyết định của nó ảnh hưởng tới cả hệ thống ngân hàng từ lớn đến nhỏ, tôi có một số kiến nghị sau:
Ngân hàng Trưng Ương cần quy định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng để hoạt động kế tóan được đơn giản hóa, tránh tình trạng xuất hiện nợ quá hạn làm gia tăng số nghiệp vụ mà kế tóan viên fải thực hiện.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý hiện hành, đặc biệt là các tài khoản chứng từ kế tóan.
3.3.3. Kiến nghị với nhà nước.
Nhà nước với vai trò to lớn của mình chỉ đạo và định hướng cho nền kinh tế, do đó, trách nhiệm của Nhà Nước và ảnh hưởng của nó xuyên suốt quốc gia, tới từng thành phần kinh tế. Để thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng một cách lành mạnh và góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội giải quyết công ăn việc làm, theo tôi, nhà nước cần:
Cần tạo ra sân chơi lành mạnh giữa các ngân hàng. Cần có hệ thống thông tin và dự báo về kinh tế. Cần làm lành mạnh hóa chế độ kế tóan.
Kết luận
Tóm lại là trước mắt chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên còn rất nhiều việc phải làm và đối với một chi nhánh mới có 2 năm kinh nghiệm như vậy thì đỉều đó không phải là đơn giản. Nhưng tôi tin rằng, với nòng cốt là đội ngũ cán bộ nhiệt huyết và có trình độ, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hưng Yên sẽ thực hiện được những mục tiêu đó trong một tương lai không xa.
Một lần nữa tôi xin được gửi lời cám ơn tới các anh chị trong phòng tín dụng, phong kế tóan chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên đã giúp đỡ tôi tận tình trong công tác thực tập và xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo - Ths Nguyễn Thị Thùy Dương và các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này
Hà Nội ngày 15 tháng 4 năm 2007
Sinh viên thực hiện:
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính Dr. Frederic S.Mishinkin – nhà xuất bản và kỹ thuật Hà Nội – 1994.
2. Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại – PGS. TS. Lê Văn Tế (chủ biên) - Nhà xuất bản thống kê – 2004.
3. Sổ tay tín dụng ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (lưu hành nội bộ) – 2004.
4. Hạch tóan kế tóan trong các doanh nghiệp – PGS. TS. Nguyễn Thị Đông (chủ biên) – nhà xuất bản thống kê – 2004.
5. Website ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
http://www.vietcombank.com.vn/
6. Ngân hàng Trung Ương Việt Nam http://www.sbv.gov.vn/ 7. Website bộ tài chính http://www.mof.gov.vn/
8. Báo cáo tổng hợp Chi Nhánh ngân hàng Ngoại Thương Hưng Yên năm 2004 2005 2006.
9. Hệ thống văn bản pháp luật:
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
Quyết định số 738/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN.
Quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quyết định số 435/1998/QĐ – NHNN và văn bản 155/CV – NHNN