THANG KIỂM TRA CỦA GAFT Giới Thiệu

Một phần của tài liệu Kiểm tra chất lượng sản phẩm in docx (Trang 42 - 46)

Giới Thiệu

Bộ thang kiểm GAFT không chỉ dùng để kiểm tra máy in mà nó còn rất nhiều tính năng cung cấp khả năng hiệu chỉnh trong quá trình thử nghiệm. Mật độ, gia tăng tầng thứ, độ tương phản in, chồng màu mực (rất phổ biến) đều được kiểm tra. Các vấn đề về in như kéo dịch, đúp nét, giãn giấy, mất cân bằng mực/nước cũng thấy được rõ ràng. Cũng có thể tính toán đặc tính phục chế màu của hệ thống in giúp cho máy in được vận hành trong điều kiện tốt nhất. Khi quá trình tách màu được điều chỉnh cùng với các điều kiện in trên máy in, sẽ đảm bảo rằng máy in sẽ được vận hành trong các điều kiện tối ưu. Việc sử dụng bộ kiểm tra GAFT giúp cho máy in có thể đạt được chất lượng phục chế màu cao nhất.

Một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng việc dùng bộ kiểm tra GAFT, bao gồm nhu cầu in chất lượng càng cao, sự tăng giá thành vận hành máy và sự thận trọng của người mua máy dù là máy mới hay máy cũ. Sự phát triển của phiên bản KTS phù hợp với sự gia tăng của các hệ thống Computer to plate và Computer to press trong những năm gần đây. Sản xuất in có tính ổn định với chất lượng cao có thể là mục tiêu khó. Nó đòi hỏi một sự kết hợp của nhiều yếu tố như quản lý tốt, giao thức liên lạc hiệu quả, bảo trì thiết bị một cách thích hợp, đội ngũ lành nghề, kiểm soát vật tư, phương thức đo kiểm và thông tin phản hồi. Chất lượng in không chỉ là kết quả của một mình máy in, máy in chỉ cho thấy một phần trong toàn bộ hệ thống phục chế.

Các phần tử này không phải là những đơn vị riêng biệt, hay đúng hơn chúng là một phần kết hợp của hệ thống, máy in là phần chính của hệ thống này. Các kết quả tối ưu có thể đạt được trên máy in, nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi vật liệu in được dùng (như mực, giấy, nước máng, cao su) và bởi điều kiện cơ học của máy. Độ mòn và canh chỉnh không chính xác cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trong in ấn (như kéo dịch, mực không đều, chồng màu sai hay cấp ẩm không đều...). Để phục chế màu ổn định với chất lượng cao thì máy in phải được bảo trì và canh chỉnh chính xác.

Tính ổn định, làm việc theo nhóm, giao thức liên lạc hiệu quả là những nét tiêu biểu để đưa đến thành công. Đo và ghi chú lại các tính chất của quá trình kiểm tra chất lượng. Mỗi một liên kết trong mắt xích phục chế phải được thực hiện trong phạm vi giới hạn các đặc điểm kỹ thuật. Sự ổn định trong quá trình kiểm tra có thể hỗ trợ cho việc tìm kiếm các điểm bị biến đổi. Nhìn vào kết quả tờ in ra và phản hồi thông tin là yếu tố cần thiết để giữ cho toàn bộ hệ thống làm việc với hiệu quả cao nhất. Kết hợp sản xuất in chất lượng cao là một đặc tính tiêu biểu của phương pháp quản trị tiến bộ. Điều quan trọng nhất là phải tạo ra môi trường thân thiện có lợi cho sự trao thông tin. Tương tự như vậy, chất lượng phải được bắt đầu từ ban lãnh đạo của công ty cho đến tất cả các bộ phận thành viên trong quá trình sản xuất. Khi sử dụng các loại vật tư và kết hợp các thiết bị mới vào hệ thống in, bộ thang kiểm tra GAFT đã cung cấp các công cụ khác nhau để ổn

định chất lượng và so sánh hệ thống in mới với hệ thống cũ. Viêc dùng các bộ kiểm tra này rất có ý nghĩa với người thợ in, cho phép họ thiết lập các tiêu chuẩn, tránh các sai hỏng trong dây chuyền phục chế.

Trình tự kiểm tra máy in

Bất cứ bộ kiểm tra nào của GAFT cũng có thể được dùng để kiểm tra máy in (không dùng cho máy scan). Bộ kiểm tra này cũng được dùng để kiểm tra màu nhưng cách sử dụng sẽ có vài khác biệt. Khi chỉ dùng với mục đích kiểm tra máy in, trình tự như sau:

1. Hoàn thành phần thông tin về kiểm tra máy trong bảng phân tích.

2. Mở File digital trong bộ kiểm tra, điền đầy đủ thông tin, ghi ra phim hoặc ghi trực tiếp lên bản in.

3. Đưa các phim đi làm bản. 4. Phơi bản, hiện bản

5. Gắn bản lên máy in

6. Hoàn tất các công đoạn chuẩn bị in. 7. In bộ thang kiểm tra.

8. Phân tích kết quả.

9. Thông báo kết quả thực hiện.

Hầu hết các bộ kiểm tra đều có các bảng thông tin, tự động cập nhật thông tin khi kiểm tra. Những thông tin quan trọng phải được hoàn thiện trong bảng phân tích và lưu giữ cùng với tờ in mẫu. Các thông tin phải bao gồm:

Tên công ty: Tên của công ty, bộ phận, phân xưởng thực hiện.

Máy in: Tên máy, loại máy, số hiệu hay cách gọi để nhận biết máy in thực hiện

Ngày: Ngày thực hiện.

Người cố vấn: Tên người tư vấn hay hỗ trợ.

Số lần kiểm tra: Số lần chỉ định thực hiện trên máy.

Thứ tự in: Thứ tự in hay thứ tự màu mực.

Loại giấy: Loại giấy dùng để in.

Mực: Loại mực dùng đề in kiểm tra.

Phim của bất cứ bộ thang nào cũng được dán trên một tấm support sạch sẽ, thích hợp với hệ thống đục lỗ định vị. Luôn phải cẩn thận để giữ phim không bị xê dịch.

Khi gắn thang kiểm tra phơi bản trên mặt phẳng, chỉ dáng băng keo ở hai đầu của dãi thang. Cũng phải đảm bảo rằng mặt thuốc của phim và bản tiếp xúc với nhau, các thang này phải được dùng cho tất cả các bản được phơi vì nó đảm bảo cho sự đồng nhất trong quá trình kiểm tra phơi bản. Luôn giữ phim ở dạng phẳng giữa các lần phơi, luôn giữ các thang thẳng cạnh tránh để lại dấu tay hay làm nó bị phồng.

Để đảm bảo cho việc kiểm tra máy đạt kết quả cao, các yếu tố kiểm soát chất lượng phải đạt mức tối ưu trong quá trình phơi bản. Cần duy trì liên tục các điều kiện phơi bản, nó phải luôn được kiểm tra hai yếu tố: Định vị chồng màu chính xác và lực hút chân không.

Kiểm tra chồng màu để đảm bảo sự ổn định giữa phim phẳng và bản in qua các lần phơi. Các ô kiểm tra chồng màu GAFT đáp ứng điều này, nó được thiết kế để đo độ chồng màu chính xác khi hút chân không với các ô có thước đo rất tiû mỹ được ghép vào phần tầng thứ vùng sáng. Trình tự kiểm tra độ hút chân không được trình bày ở phần sau.

Bản in phải được đặt giữa bàn phơi, ở vị trí này ánh sáng chiếu đồng đều trên toàn bộ bề mặt bản in, mức độ phơi được kiểm soát bằng thang phơi GAFT. Sau khi bản được phơi và hiện, kiểm tra lại thật cẩn thận, mỗi bản in phải được ghi chú màu ở mép uốn. Rà soát lại tất cả phần tử chính xác trên các bản và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố chưa đạt yêu cầu. Hoàn tất các ghi chú vào bảng phân tích kiểm tra, hoàn thành phần này.

Nếu sử dụng thiết bị đọc bản để thiết lập trước độ mở phím cấp mực, đọc bản in bằng thiết bị này.

Bản in sau đó được đem uốn mép để gắn lên máy in, kiểm tra mép uốn có đều hay không. Vùng uốn của bản phải song song với cạnh mép của bản in và giống nhau ở tất cả các bản.

Gắn bản in lên máy in, lớp bọc ống phải được chọn để áp lực in chính xác suốt quá trình in. Các thông số của nhà sản xuất phải được xác định rõ ràng ở cả hai thông số áp lực in và chiều cao gờ ống.

Tiếp tục quá trình chuẩn bị ở công đoạn canh chỉnh chồng màu. Có nhiều boong trợ giúp quá trình này, đó là bốn boong đặt ở giữa bốn cạnh, thêm nữa là bốn boong chồng màu của bộ thang GAFT đặt ở xung quanh.

Sau khi canh chỉnh chồng màu, điều chỉnh lượng mực cung cấp. Trong quy trình sản xuất hàng ngày, mẫu màu hay tờ in được đồng ý được dùng làm chuẩn nhìn màu để kiểm tra khi chạy máy. Tốt nhất là mật độ, gia tăng tầng thứ, độ tương phản in và chồng màu mực được đo trên tờ in này. Suốt quá trình in, các thuộc tính này được kiểm tra theo tờ mẫu để hỗ trợ quá trình kiểm soát.

Điều chỉnh mật độ mực dọc theo khổ in để đảm bảo mật độ mực được in ra đều nhau. Mật độ mực đồng đều có thể đạt được từ việc tham khảo vùng sáng/tối trên thang đo SWOP (SWOP High/Low Ink Reference), có thể mua được từ IPA (International Prepress Assocition). Các mức độ mật độ trên SWOP dùng để kiểm tra máy in tờ rời hay trong quá trình sản xuất cho máy in cuộn. Thường thì máy in thương mại tờ rời được thiết lập mật độ mực in ra cao hơn mật độ của SWOP, ví dụ như giá trị chuyển mật độ đơn vị trong SWOP là 0.10, nếu được đo trong điều kiện thuận lợi nhất mà hệ thống in đạt được.

Khi điều chỉnh các phím mực, cần có đủ thời gian phản ứng trong máy in trước khi kiểm tra hiệu quả của việc điều chỉnh. Tốt nhất là không điều chỉnh phím mực nhiều hơn mức cần thiết để giữ cân bằng lượng mực cấp. Thường dùng nhiều giấy dơ in trước trong quá trình này (in số lượng lớn giấy dơ) để giảm hao phí giấy in tốt, in khoảng 100 tờ giấy dơ rồi in thêm 10 tờ giấy tốt để canh màu. Đo mật độ trên các tờ in tốt, cách điều chỉnh phím mực chính xác nhất là dựa trên các thông số này. Số giấy dơ được in trong khi máy in thay đổi chậm sẽ phản ánh hiệu quả của việc chỉnh phím mực.

Dung dịch làm ẩm cũng phải được thiết lập ở mức độ thấp nhất mà vẫn làm sạch được vùng không in. Để điều chỉnh nó, lượng nước cấp ban đầu nhỏ nhất đạt được là trên bản bắt đầu xuất hiện các đốm dơ, khi đó tăng dần ẩm từng bước một. Đây là điều kiện làm ẩm “trên mức cơ bản” để tránh các sự cố xảy ra do việc cấp ẩm quá nhiều. Khi in với nước quá nhiều, các tính chất lưu biến của mực sẽ gây ảnh hưởng bất lợi. Mực sẽ có khuynh hướng nhũ tương nhiều hơn trong nước, làm giảm độ tách dính và giảm hiệu quả truyền mực, làm cho mực đóng tụ trên lô. Hơn nữa nước quá nhiều có thể gây nhiều khiếm khuyết như làm “dư nước” trên tờ in. Nó làm giảm mật độ mực bắt đầu từ đầu nhíp ở vùng tông nguyên và tiến dần với những đoạn ngắn và mờ dần về vùng tối theo hướng in (hiện tượng bông tuyết).

Bộ thang kiểm tra GAFT còn có các dải màu đặt ở cạnh đuôi và cạnh nhíp của tờ in. Nó cho phép kiểm tra các mức mật độ trong quá trình chuẩn bị. Dải thang màu ở cạnh đuôi có các ô tông nguyên lập lại theo góc mở của các phím chỉnh mực thường để kiểm soát mức mật độ tối đa. Mật độ được đo bằng máy đo mật độ, đây là cách được sử dụng nhiều nhất trong quá trình chuẩn bị.

Cả hai dải thang màu mở rộng đặt hai bên hông tờ in, có các ô màu tông nguyên thích hợp với các dải màu trên thang ở cạnh đuôi và cạnh nhíp tờ in. Vì ở đây các màu mực khác nhau không được dẫn theo vùng cấp mực của chúng, thế nên nó không cần thiết phải đạt được mật độ như màu ở trên dải kiểm tra ở hai cạnh đầu và đuôi.

Ngay khi máy in đạt ổn định theo đúng mật độ mực và tầng thứ, chọn mẫu để phân tích. Số lượng tờ mẫu và tần suất lấy mẫu tuỳ thuộc vào mục đích của việc thử nghiệm máy in quy định. Ví dụ, nếu mục đích của thử nghiệm là để tìm ra những hỏng hóc cơ khí trong khi vận hành máy, lấy 200 tờ mẫu liên tiếp nhau sau khi máy đã đạt cân bằng đã đủ để phân tích. Nếu mục đích là kiểm tra các khả năng khác nhau của một hệ thống in cụ thể trong suốt thời gian vận hành, lấy 5 tờ mẫu liên tiếp sau mỗi 500 tờ trên tổng số 20.000 tờ in.

Tiến trình phân tích in

Có nhiều tiến trình khác nhau để phân tích các tờ in mẫu cho nhiều mục đích trong việc kiểm tra máy in. Các phân tích được tiến hành từng bước một cách linh động, nhưng phải có một số điều kiện cần thật ổn định, hợp lý trước khi quá trình phân tích bắt đầu. Ví dụ như nếu mật độ mực in ra không phù hợp, các phân tích về cân bằng xám sẽ chỉ nhận được thông tin sai lệch. Các bước tiến hành phân tích một tờ mẫu như sau:

1. Kiểm tra tờ mẫu có bị nhăn hay gấp không.

2. Xem xét dấu nhíp bắt trên cạnh nhíp của tờ in có khoảng cách bằng nhau và áp lực có đồng đều không.

3. Kiểm tra cẩn thận toàn bộ tờ in, tìm các dấu hiệu dư mực, tông hay màu sắc. 4. Kiểm tra boong chồng màu và độ chồng khít của hình ảnh in.

5. Xem xét tỉ mỉ để tìm các lỗi như ké, đốm bụi hay lột mặt giấy. 6. Đo mật độ tông nguyên dọc theo thang màu (nằm ở cạnh đuôi) 7. Đo gia tăng tầng thứ ở các vùng.

9. Đo chồng màu mực ở các màu red, green và blue. 10.Đánh giá dải thang màu hai bên hông.

11.Xem xét các ô hình sao để kiểm tra kéo dịch và đúp nét.

12.Xem xét các ô hoa văn và hoạ tiết để đánh giá độ mịn khi chuyển tông.

Khi lấy các tờ mẫu, viêc đầu tiên là phải nhìn kỹ chúng trên bàn coi bài để kiểm tra chúng có bị những lỗi in lớn không. Giấy bị nhăn, gấp nếp, cong, dơ ở phần tử không in, ké, bụi và các đốm trắng sẽ được nhìn thấy cũng như một số lỗi khác. Kiểm tra các boong chồng màu đặt ở bên ngoài vùng in, chừa lề có đều không? Vùng in có nằm trọn trên giấy không? Kiểm tra độ chồng khít hình ảnh xem có màu nào bị lé ra khỏi hình không. Tất cả các kiểm tra màu sắc phải được thực hiện trong điều kiện ánh sáng tiêu chuẩn ANSI PH 2.32-1972.

Một phần của tài liệu Kiểm tra chất lượng sản phẩm in docx (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)