Dự phòng nợ khó đòi:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 59)

4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

2.3.2.3. Dự phòng nợ khó đòi:

- Hiện nay vẫn chưa xây dựng chuẩn mực kế toán riêng biệt để giải quyết đầy đủ các vấn đề liên quan đến lập dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi.

- Các hướng dẫn trong QĐ 15/2006/QĐ-BTC chưa đưa ra phương pháp tính một cách hợp lý về mức dự phòng. Việc tính mức lập dự phòng theo TT13/2005/TT- BTC chỉ sử dụng cho mục đích tính thuế. Về phương diện kế toán, để phản ảnh trung thực hợp lý khoản mục nợ phải thu, cần ước tính hợp lý dự phòng nợ khó đòi. Dự phòng nợ khó đòi sẽ được lập khi con nợ có dấu hiệu không trả được nợ. Việc ước tính này thường căn cứ vào kinh nghiệm trong quá khứ. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có hướng dẫn về vấn đề này. Thiếu sự hướng dẫn sẽ làm việc lập dự phòng nợ khó đòi phức tạp và không thống nhất giữa các doanh nghiệp.

2.3.2.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Dù đã có những bước tiến khá đáng kể trong việc xây dựng ban hành chuẩn mực hàng tồn kho cũng như các thông tư có liên quan, thế nhưng so với chuẩn mực kế toán quốc tế, dự phòng giảm giá hàng tồn kho vẫn còn những nhược điểm:

Đối với nguyên vật liệu mua về để sản xuất, vào cuối kỳ kế toán, để xác lập mức dự phòng, chuẩn mực quốc tế cho phép sử dụng giá hiện hành để so sánh với giá gốc. Giá hiện hành là giá mua lại các nguyên liệu khi mua tại nhà cung cấp quen thuộc với số liệu quen thuộc. Kế toán Việt Nam không đề cập đến loại giá này.

59

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)