Phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 46)

4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

2.2.3.Phương pháp trích lập và hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn khác:

hạn khác:

Tương tư như dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn, đến nay trong hệ thống chuẩn mực kế toán được ban hành, chưa có chuẩn mực riêng để giải quyết đầy đủ về dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn khác .

Các quy định liên quan đến dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn có thể tìm thấy trong:

2.2.3.1. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC:

Trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC có đề cập đến các nội dung liên quan đến dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động đầu tư tài chính là phần dự phòng giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán.

- Định nghĩa : Dự phòng tổn thất do giảm giá các khoản đầu tư dài hạn hoặc do

doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn.

- Điều kiện trích lập dự phòng: Tương tự như điều kiện trong 1141-

TC/QĐ/CĐKT.

- Tài khoản sử dụng là TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”.

- Phương pháp hạch toán: mức lập dự phòng và điều chỉnh được phản ánh vào

45

2.2.3.2. Thông tư 13/2006/TT-BTC:

Theo TT13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 đã hướng dẫn phương pháp lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Theo thông tư này thì phương pháp lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính dài hạn như sau:

- Về mức trích lập: tương tự quy định trong quyết định 15/2006/QĐ-BTC

Ngoài những nội dung trên, TT13/2006/TT-BTC còn đề cập đến các khoản vốn của Tổng công ty đầu tư vào các công ty thành viên hoặc của Tổng công ty, công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn (Trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được xác định trong phương án trước khi đầu tư), mức trích lập dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính được tính theo công thức: Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư TC dài hạn = Tổng vốn góp thực tế của các

bên tại doanh nghiệp - Vốn chủ sở hữu thực có x

Vốn đầu tư của doanh nghiệp

Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp

- Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đã đầu tư.

- Vốn góp thực tế của các bên tại các tổ chức kinh tế được xác định trên bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 – 412 bảng cân đối kế toán ban hành kèm theo thông tư số 23/2005/TT- BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).

46

- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 bảng cân đối kế toán ban hành kèm theo thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).

- Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

- Điều kiện để trích lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn: tương tự quy định

trong QĐ 15/2006/QĐ-BTC.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 46)