Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)

Trong hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT, có đề cập định nghĩa dự phòng, phương pháp lập và phương pháp tính mức dự phòng, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán.

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn nhằm ghi nhận những tổn thất có thể phát sinh do những nguyên nhân có tính khách quan. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được lập vào cuối niên độ kế toán khi lập báo cáo tài chính, nếu có những bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn. Tài khoản sử dụng là TK 129 - “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”.

Việc lập dự phòng phải được thực hiện cho từng khoản, từng loại đầu tư tài chính ngắn hạn hiện có tại doanh nghiệp.

Mức dự phòng được xác định bằng chênh lệch giảm giữa giá thực tế mua và giá thị trường từng loại chứng khoán.

Bên cạnh các quy định theo hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, Bộ Tài chính còn ban hành các cơ chế tài chính liên quan đến dự phòng. Các thông tư hướng dẫn đầu tiên về việc lập dự phòng trong kế toán là thông tư 64TC/TCDN ngày 15/9/1997, hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng.

Sau đó, thông tư này được thay thế bởi thông tư 107/ 2001/TT- BTC. Trong thông tư này đã hướng dẫn về việc lập dự phòng như sau:

- Điều kiện dự phòng giảm giá chứng khoán:

+ Là chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật;

+ Được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm xuống so với giá gốc ghi trên sổ kế toán.

32

Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá.

- Phương pháp trích lập:

Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm báo cáo, theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán cho

năm kế hoạch =

Số lượng chứng khoán bị giảm giá

tại thời điểm lập báo cáo tài chính

năm x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán dự phòng trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 31 - 32)