MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY PROSIMEX VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 30 - 36)

CÔNG TY PROSIMEX VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ 1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY PROSIMEX TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ:

Công ty PROSIMEX tham gia xuất khẩu cà phê từ năm 1993. Cho đến nay, Công ty đã trải qua hơn năm năm xuất khẩu cà phê trong đó có

bốn năm làm đầu mối xuất khẩu của cả nước. Trong quá trình này công ty

đã có được nhiều thuận lợi và gặp phải không ít khó khăn trở ngại gây ra

những vấn đề tồn tại hiện vẫn chưa tháo gỡ được.

Những thuận lợi và khó khăn có thể xuất phát từ yếu tố bản thân của

Công ty và cũng có thể xuất phát từ yếu tố môi trường bên ngoài tác động nhưng luôn có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới hiệu quả khinh doanh mặt

hàng này nói riêng và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty nói

chung.

1.1. Thuận lợi:

Những thuận lợi trong kinh doanh xuất khẩu cà phê của Công ty

bao gồm những thuận lợi do khách quan bên ngoài mang lại và những

thuận lợi do chủ quan mà có.

Về khách quan:

- Là một doanh nghiệp Nhà nước Công ty PROSIMEX được nhà

nước đầu tư về vốn như vốn cố định, vốn lưu động và cho vay vốn ngắn

hạn, vay vốn dài hạn khi hoạt động kinh doanh.

- Cây cà phê và mặt hàng cà phê xuất khẩu đang được sự quan tâm

sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển hướng về xuất

khẩu. Rất nhiều đề xuất về các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại đang được đưa ra để Chính phủ xem xét và phê duyệt. Trong tương lai gần đây,

30

ngành cà phê sẽ có những quyền hạn và ưu đãi tương xứng với vị trí một

ngành xuất khẩu chủ lực.

- Việt Nam đã ra nhập tổ chức cà phê quốc tế và hiệp nhội các nước

xuất khẩu cà phê do đó có điều kiện tăng khả năng trao đổi thông tin thị trường, giá cả, học hỏi kinh nghiệm giữa các nước với nhau cũng như tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu cà phê khác nên tạo ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và công ty nói riêng nhiều cơ

hội.

Về chủ quan:

- Công ty đã bước đầu có định hướng hợp lý cho sự phát triển của

mặt hàng trong tương lai. Trong bản phương hướng, nhiệm vụ tới năm

2003 của công ty, mặt hàng cà phê tiếp tục được xác định là một trong hai

mặt hàng xuất khẩu chủ lực và sẽ được tập trung vốn đầu tư. Trong điều

kiện nước ta là một nước nông nghiệp và có tiềm năng lớn đã được khẳng định về cây cà phê thì đây là định hướng phù hợp và sáng suốt. Ngoài ra, Công ty còn đảm bảo được những nguồn cung cấp ổn định, có chất lượng tương đối cao với phân bố khu vực khai thác rộng trên các khu vực sản

xuất chính của nước ta. Chính yếu tố này đã tạo cho Công ty cơ sở vững

chắc để phát triển thị trường têu thụ ở nước ngoài.

- Công ty đã phát triển được một hệ thống thị trường tiêu thụ rộng

rãi ở nhiều khu vực trên thế giới. Các thị trường này có tiềm năng lớn và

đang tiếp tục tăng trưởng về kim ngạch và sản lượng.

- Công ty cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua bốn năm làm

đầu mối xuất khẩu.

Những thuận lợi này là những ưu thế không nhỏ trong hoạt động

kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty tuy nhiên chỉ có một số ít là những thuận lợi do khách quan mang lại còn hầu hết đều là do nỗ lực của

Công ty trong nhiều năm tiến hành xuất khẩu cà phê mà có. Vì vậy, trong

thời gian tới, với tình hình cung cầu, giá cả còn tiếp tục diễn biến phức tạp

Công ty cần tiếp tục duy trì và cố gắng hơn nữa trong việc thích ứng với thị trường để có thể giữ được những lợi thế hiện có.

1.2. Khó khăn.

Chương hai của thu hoạch này đã nêu lên tình hình kinh doanh tình hình kinh doanh cà phê xuất khẩu của công ty và cũng đã phần nào chỉ ra

các tồn tại mà công ty đang phải khắc phục trong quá trình hoạt động.

Những tồn tại đó bao gồm cả những vấn đề mới nảy sinh và cả những vấn đề vướng mắc từ lâu nay chưa tháo gỡ được; cả những vấn đề do khách

quan và những vấn đề khó khăn do chủ quan chưa tháo gỡ được.

Về mặt khách quan, những khó khăn Công ty đã gặp phải cũng là những khó khăn chung của ngành cà phê Việt Nam trong nhiều năm qua.

Những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi doanh nghiệp xuất khẩu

cà phê trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cà phê, bao gồm :

Khó khăn về cơ chế quản lý xuát khẩu cà phê của nhà nước :

Năm 2000, để khắc phục những tiêu cực phát sinh từ chế độ đầu

mối xuất khẩu và thực hiện sự mở rộng chính sách xuất nhập khẩu, theo

nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ chung ta tiến hành bỏ cơ chế đầu mối, cho phép tự do xuất khẩu cà phê. Đây là quyết định hoàn toàn

đúng nhằm đẩy mạnh tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra một sân chơi tự

do cho các nhà xuất khẩu muốn tham gia. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn chưa tìm được một cơ chế quản lý mới hiệu quả để thay thế cơ chế quản lý cũ. Bởi thế lại tái diễn tình trạng tranh mua để xuất nên đẩy giá lên cao, lại

bị nước ngoài lợi dụng tranh xuất để ép giá. Khoảng cách giữa giá thế giới

và giá xuất của ta ngày càng rộng ra: từ trên dưới 100USD/ tấn đã bị doãng ra 300 - 400USD/tấn, làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó giá thị trường trong nước lại tăng lên làm tăng giá vốn, thu hẹp sự chênh lệch giữa

tỷ giá xuất và tỷ giá mua chuyển khoản của ngân hàng: từ chênh lệch cao

nhất khoảng 1500đ/USD, đã giảm xuống khá mạnh, thậm chí có trường

hợp là âm. Các doanh nghiệp mới tham gia vào xuất khẩu cà phê lại đều là các doanh nghiệp đứng ngoài các Câu lạc bộ xuất khẩu cà phê, việc xuất

khẩu của họ chỉ mang tính thời vụ, chộp giật nên chất lượng cà phê xuất

khẩu nhiều khi không đạt tiêu chuẩn làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của cà phê Việt Nam. Tình hình đó ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh

32

doanh của những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung và của công ty

nói riêng.

Trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là tất nhiên. Nhưng cạnh

tranh ở trong nền kinh tế thị trường của bất kỳ quốc gia nào cũng bị chi

phối bởi một cơ chế quản lý và trong cơ chế đó Nhà nước phải có một vai

trò nhất định. Trong xuất khẩu cà phê cũng vậy, để tự do xuất khẩu nhưng

phải là tự do trong khuôn khổ, có trật tự. Và rõ ràng nếu có cơ chế quản lý

tốt, không tranh mua tranh bán thì chúng ta đã xuất được nhiều mà không bị ép gía một cách đáng tiếc như thời gian qua.

Về biến động thị trường cà phê thế giới:

Trong những năm gần đây tình hình cung cầu, biến động về tài chính giá cả cà phê trên thị trường thế giới biến động mạnh và phức tạp làm cho công tác xuất khẩu trở lên khó khăn và độ rủi ro cao hơn. Việc tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho phép các nước được xuất khẩu tự do đã khiến lượng

cung trên thị trường tăng lên một cách ồ ạt. Vai trò của các nước sản xuất

nhiều cà phê như Brazin, Colômbia vv.., vì thế, ngày càng trở lên quan trọng. Sự tăng hay giảm sản lượng xuất khẩu và sản lượng sản xuất của

những nước này là nguyên nhân chính của những biến động giá cả trên thị trường. Trong khi đó, tình hình thời tiết diễn biến xấu đi trên phạm vi toàn thế giới làm cho các dự báo cũng thay đổi theo gây ra áp lực tâm lý với người kinh doanh xuất khẩu trên thị trường.

Khó khăn về vốn:

Như đã trình bày ở phần trên Công ty PROSIMEX là doanh nghiệp

sản xuất và xuất khẩu được nhà nước giao vốn. Tuy nhiên cũng giống như

không ít doanh nghiệp nhà nước khác, cơ cấu vốn của Công ty còn có chỗ chưa hợp lý, vốn lưu động còn quá thấp không đảm bảo được việc thu

mua, dự trữ và xuất khẩu cà phê. Điều này gây khó khăn cho Công ty dẫn

tới tình trạng hợp đồng đã ký nhưng không có vốn để thực hiện nên đành

phải huỷ bỏ hoặc không đủ vốn để thu mua ngay nhằm có hàng giao ngay cho khách cũng như gặp khó khăn khi phải lưu hàng trong kho một thời

gian dài để chờ giá lên vốn bị đọng trong hàng hoá. Cách giải quyết thông thường mà các doanh nghiệp sử dụng trong những trường hợp này là vay vốn ngân hàng và trả tiền lãi xuất. Cách này tuy thuận tiện, nhanh chóng nhưng cũng có những bất lợi và tốn kém. Đặc biệt là trong điều kiện giá cà

phê trong nước đã tăng lên đột biến và không ngừng, có lúc giá cà phê mua vào lên tới 40 - 50 triệu đồng/tấn . Các nhà xuất khẩu, tuy bán được giá cao, tăng về thu nhập nhưng tỷ xuất thu nhập (doanh số/vốn bỏ ra) không cao và phải trả lãi vay ngân hàng nhiều hơn. Nguyên nhân ở chỗ trước đây

với một lượng tiền vay nhỏ khi giá cà phê thấp cũng mua được một lượng cà phê tương ứng, nhưng đến thời điểm giá cao nếu muốn mua được một lượng cà phê như khi giá thấp thì lượng tiền vay ngân hàng phải lớn gấp 2- 3 lần. Trong thời gian tơi, để tạo thuận lơi cho việc kinh doanh xuát khẩu cà phê, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ về vốn hoặc ưu đãi về lãi xuất ngân hàng trong trường hợp mua đẻ lưu kho . Sự hỗ trợ này cũng là biện

pháp thường được áp dụng cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vì như

gạo .

Về mật chủ quan, những khó khăn mà công ty gặp phải chủ yếu ở hai

khâu thu mua và tiêu thụ . Đây là hai khâu quyết chính trong xuất khẩu các

mặt hàng nói chung.

Về công tác thu mua :

Thu mua cà phê là khâu quan trọng quyết định đầu vào của Công ty.

Việc thu mua mà không tốt thì công ty hoặc là mua được nhưng vơi giá

cao, giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Ngoài ra xét về lâu dài, nếu tổ chức thu

mua không tốt sẽ khiến cho việc cung cấp của công ty ra thị trường nước

ngoài thiếu ổn định, do vậy mà công ty khó duy trì được phần thị của mình.

Cho đến nay tuy việc không mua được cà phê hiếm khi sảy ra nhưng việc

phải mua đắt là một vấn đề còn tồn tại gây tốn kém và ảnh hưởng tới việc

thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cà phê của công ty. Nguyên nhân của

hiện tượng này là giá thu mua chưa hợp lý và công tác tổ chức thu mua của

Công ty còn chưa hiệu quả. Ngoài ra, kinh tế CHÂU Á bị khủng hoảng làm cho nhiều ngân hàng CHÂU Á phá sản gây ảnh hưởng xấu tới các ngân

34

hàng trong nước nên việc vay vốn để thu mua cà phê cũng gặp nhiều khó khăn.

Về chất lượng cà phê mà Công ty mua, nhìn chung là đảm bảo được

tiêu chuẩn xuất khẩu, được khách hàng chấp nhân do công ty đã chú ý thu mua ở những nơi chế biến đảm bảo và uy tín. Tuy nhiên việc sơ chế sau

khi thu hoạch như phơi, sấy, bảo quản vv.. hầu hết là do các hộ sản xuất tự

thực hiên hoặc là do các cơ sở chế biến tại chỗ đảm nhiệm nên chất lượng

không ổn định. Những khâu sau như đánh bóng, phân loại vv.. để cà phê

đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là do Công ty kết hợp với người mua gom của

mình tiến hành cũng chưa loại bỏ hết được tạp chất và những hạt hỏng, vỡ,

bị ẩm nên những chỉ tiêu này thường vẫn cao hơn mức trung bình của thế

giới. Đây không phải là vấn đề của riêng Công ty mà là vấn đề của cả

Ngành cà phê Việt Nam do không có sự liên kết chặt chẽ giữa người xuất

khẩu và người sản xuất. Tuy khách hàng nước ngoài vẫn chấp nhận chất lượng sản xuất thấp hơn các nước khác có thể ảnh hưởng tới triển vọng lâu

dài của cà phê khi mà yêu cầu chất lượng đối với cà phê ngày càng cao.

Về thị trường tiêu thụ :

Thị trường cà phê thế giới bao gồm nhiều nhóm như: thị trường Bắc

Mỹ, thị trường Tây Bắc Âu và Nam Âu, thị trường Nga và các nước Đông

Âu, thị trường các nước Châu Á - Thái Bình Dương...vv hiện nay Công ty đã thâm nhập các khu vực thị trường :

- Khu vực thị trường Tây Bắc Âu và Nam Âu - Khu vực thị trường Bắc Mỹ

- Khu vực thị trường Châu Á - Thái Bình Dương

- Một số thị trường ở các khu vực khác như Nga và Đông Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương.

Về phân bố thị trường, có thể nói Công ty đã có một hệ thống

thị trường tiêu thụ rộng lớn bao gồm hầu hết là các khu vực thị trường tiềm năng, tiêu biểu. Tuy nhiên ở các khu vực thị trường, khách hàng của Công

Công ty để bán lại cho những nhà xay rang hoặc những người tiêu thụ khác để chế biến.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tình hình kinh doanh và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay docx (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)