NƯỚC SỐ LƯỢNG<TẤN> KIM NGẠCH <TRIỆU ĐÔ
LA> năm 2001 2002 2001 2002 singapore 1.171 239 412.000 83.000 Pháp 1.918 220 821.000 812.000 Mỹ 681 432.000 Anh 2.381 918.000
Tây Ban Nha 1.049 479 654.000 120.000
Nga 1.346 450.000
Thuỵ Sĩ 144 70.560
Bỷ 233 94.000
Đức 868 383.000
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Công ty Prosimex.)
Có thể thấy các thị trường lớn kể trên đều thuộc những khu vực tiêu thụ chủ yếu là Tây Âu, Bắc Mỹ và thị trường Singapore ở Châu Á. Các thị
trường này chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Công ty,
sang năm 2002 đã tăng lên 74%. Như vậy vai trò của các thị trường chủ
chốt của Công ty đang ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, những con
số thống kê cũng cho thấy một thực tế là kim ngạch và sản lượng xuất sang
những thị trường chính trong năm qua đã giảm sút một cánh đáng kể: Kim
ngạch giảm 5,8% từ 7.368,6 nghìn Đôla Mỹ xuống còn 6.942,8 nghìn Đôla
Mỹ; sản lượng giảm 8,2% từ 5.678,6 tấn xuống còn 5.213,3 tấn. Việc giảm sút này đối với Công ty có cả ý nghĩa tiêu cực.
Về ý nghĩa tích cực, sản lượng giảm nhiều hơn kim ngạch và tăng trưởng về số lượng thị trường vẫn đạt ở mức cao, như vậy giá xuất cà phê giảm không đáng kể , việc giảm sút kim ngạch chủ yếu là do giảm sút về
sản lượng. Nguyên nhân của giảm sản lượng là công ty giảm lượng hàng xuất để tránh thiệt hại do biến động mạnh về cung cầu, giá cả trên thị trường cà phê thế giới. Mặt khác trong tình hình khó khăn nhưng công ty
vẫn duy trì được việc mở rộng thị trường chứng tỏ công ty đã có định hướng đúng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu và có biện pháp duy trì định hướng đó .
Về mặt tích cực, rõ ràng Công ty đứng ở thế bị động trước những
biến động của thị trường cà phê thế giới và biện pháp duy nhất có hiệu quả
là giảm sản lượng xuất khẩu để tránh thua lỗ . Đây cũng là một biện pháp
hay và cần thiết khi giá biến động quá mạnh và liên tục, nhưng lại không
phải là cách làm lâu dài vì trong thời gian tới thị trường cà phê sẽ còn tiếp
tục biến động mạnh và phức tạp.
- Hiện nay khu vực thị trường Tây Âu đã xuất hiện một xu hướng
tiêu dùng mới là chuyển đổi một phần tiêu dùng cà phê Robusta sang tiêu dùng cà phê Arabica do chất lượng cà phê Arabica cao hơn và hương vị thơm ngon hơn .Trong khi đó, khu vực khai thác của Công ty là các tỉnh
miền núi phía bắc còn đang ở thời kỳ đầu phát triển cây cà phê nên sản lượng chưa cao, chất lượng còn chưa đạt như dự tính. Theo chương trình của Nhà nước về trồng cây cà phê thay thế cây thuốc phiện thì khí hậu ở đây phù hợpvới cà phê Arabica, nhưng do nguồn nước không đủ và chưa
26
chưa cao. Phải còn một thời gian nữa nguồn cung này mới có thể ổn định
cho xuất khẩu, vì vậy trong thời gian này Công ty cần mở rộng phạm vi
khai thác ra cả nước để có đủ đầu vào cho nhu cầu mới nhằm tăng tỷ trọng
xuất khẩu loại cà phê chất lượng tốt, giá bán cao.
- Thị trường Mỹ là một thị trường mới đối với Công ty và hiện đang
duy trì tăng trưởng kim ngạch với mức rất cao. Đây là thị trường tiêu thụ
cà phê lớn nhất thế giới với dân số đông, người dân lại có thu nhập cao , thị
hiếu cà phê đa dạng và có thói quen uống cà phê hàng ngày. Lượng tiêu thụ cà phê của thị trường này là khoảng 1,4 triệu tấn/ năm , trên tổng số
trung bình 5,6 triệu tấn/năm của toàn thế giới. Mỹ cũng là một nước đa sắc
tộc, có những phong tục tập quán và thị hiếu khác nhau lên đòi hỏi có sự
tìm hiểu và nghiên cứu sâu để thích nghi với nhu cầu tiêu thụ của từng
cộng đồng và từng khu vực trên nước Mỹ.
- Khác với Mỹ và Tây Âu, thị trường Singapore là một hình thức thị trường mới thị trường (trung gian). Thị trường này xuất hiện do đòi hỏi cao
của thị trường như Tây Âu và Bắc Mỹ về qui cách phẩm chất hàng hoá trong khi nhiều nước xuất khẩu có trình độ chế biến thấp, máy móc trang
thiết bị lạc hậu, cũ kỹ khó có thể đáp ứng yêu cầu về chất lượng, qui cách phẩm chất từ các thị trường này. Thị trường trung gian, như Singapore, sẽ đứng ra tổ chức nhập khẩu cà phê của các nước này, tái chế cho đúng các
yêu cầu của thị trường tiêu thụ sau đó tiến hành tái xuất khẩu.
Ngoài 10 thị trường chính kể trên còn có các thị trường có tỷ lệ kim
ngạch nhỏ hơn, có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác tốt bao gồm: Hy lạp, Thuỵ Sỹ (Tây Âu); Rumani, Séc, Slovenia (Đông Âu), Israel (Tây Á), Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc (Các nước Châu Á khác); Ai Cập (Châu Phi); NewZelan (Châu Đại Dương).
Như vậy, tính theo tỷ lệ phần trăm phân bổ cho các khu vực thị trường thì cả khu vực Châu Á mới chỉ chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu cà phê của toàn Công ty trong đó riêng thị trường Singapore đã chiến tới
khoảng 6%. Đây là tỷ lệ không đồng đều và cần có sự nghiên cứu đổi mới
Việt Nam thâm nhập do có những ưu đãi riêng, đặc biệt như thị trường
ASEAN có luồng xanh riêng cho hàng hoá của các nước trong nội bộ khối.
Mặt khác, thị trường Châu Á có nhu cầu đa dạng không kém thị trường
Tây Âu hay thị trường Bắc Mỹ. Có thể tìm thấy ở đây cả nhu cầu cho cà phê tinh chế chất lượng cao cũng như cà phê nhân chế biến theo tiêu chuẩn
xuất khẩu thông thường mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của ta có
thể đáp ứng được ngay.
Với tình hình thị trường như hiện nay, chính sách chủ yếu của công
ty với các bạn hàng nước ngoài là làm ăn lâu dài, liên tục, duy trì, củng cố
và phát triển những mối quan hệ bạn hàng trên các thị trường hiện tại, đặc
biệt là thị trường Mỹ và thị trường các nước ASEAN, song song với việc
tìm kiếm, lựa chọn bạn hàng trên thị trường mới nhằm có biện pháp thâm
nhập và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt hơn. Để thực hiện chính
sách này, Công ty thường xuyên chú ý tới khâu cung cấp thông tin cũng như khâu thu nhập, xử lý thông tin kịp thời và chính xác.
Công ty đã áp dụng các phương pháp như sau để có thông tin thị trường và lựa chọn bạn hàng :
Phương pháp điều tra qua tài liệu sách báo:
- Thông qua đại diện thương mại Việt Nam ở các thị trường mục
tiêu cũng như các đại diện thương mại các nước này tại Việt Nam để khai
thác và thu nhập thông tin.
- Nghiên cứu thường xuyên các bản tin giá cả thị trường của tạp chí
thị trường.
- Thuộc thông tấn xã Việt Nam. Các bản tin này cung cấp thông tin
chính xác và hàng ngày về tình hình biến động cung cầu giá cả cà phê trên các sở giao dịch lớn của thế giới .
Phương pháp điều tra thị trường tại chỗ bao gồm:
- Thiết lập các văn phòng chi nhánh tại nước ngoài, bao gồm các văn phòng đại diện tại Mỹ và Nga nhận tin qua các cơ quan thương mại
28
- Tổ chức và tham gia các triển lãm và hội chợ thương mại quốc
tế trong đó chủ yếu là các hội chợ triển lãm tại khu vực Châu Âu. Các hội
chợ này là cơ hội để Công ty tìm kiếm bạn hàng và giới thiệu sản phẩm của
mình .
Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Tổ chức tốt việc thiết lập
hệ thống cộng tác viên trong và ngoài nước; thông qua các Công ty môi
giới tại các thị trường mới. Thực hiện tốt những phương pháp này giúp
công ty lựa chọn đúng thị trường, bạn hàng cũng như thời cơ thuận lợi để có phương thức mua bán và điều kiện thích hợp trên từng thị trường và với
CHƯƠNG 3