Giải pháp về tài khoản cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (Trang 68 - 70)

Tại NHNN & PTNT Láng Hạ cũng nh hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam nói chung tiến hành áp dụng hệ thống tài khoản chung ban hành cho các tổ chức tín dụng theo quyết định số 435/1998/QĐ-NNHH2 ngày 25-12-1998 của Thống đốc NHNN, điều này rất thuận lợi ngay khi chuyển sang sử dụng hệ thống kế toán máy do ngân hàng nông nghiệp không phải thực hiện mã hoá tài khoản sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng tài khoản nợ quá hạn còn phức tạp, rờm rà. Thực tế, các món vay đã quá hạn chúng tài khoản đang tài khoản đang chia thành 3 loại:

+ Tài khoản cho vay quá hạn đến 180 ngày.

+ Tài khoản cho vay quá hạn có khả năng thu hồi từ 180- 360 ngày. + Tài khoản cho vay quá hạn trên 360 ngày.

Nh vậy đối với một khách hàng vay trung, dài hạn rút vốn nhiều lần một hợp đồng vay có thể tồn tại 4 tài khoản: Tài khoản cho vay trong hạn, tài khoản cho vay quá hạn đến 180 ngày, từ 180- 360 ngày, trên 360 ngày và kèm theo đó là các tài khoản lãi tơng ứng với từng thời hạn. Việc phân chia các khoản nợ quá hạn làm nhiều giai đoạn nh vậy đã làm cho bảng cân đối phất sinh thêm rất nhiều tài khoản, số liệu tài khoản rất dài, kéo theo đó là các báo cáo về tín dụng phức tạp hơn, việc tính lãi cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn mặc dù bản chất của các món nợ này chỉ là nợ cha đòi đợc.

Mặc dù việc sử dụng tiêu trí thời gian để đánh giá một món vay cha thu đợc là đúng, tuy nhiên nếu ta phân chia thời gian nhỏ quá thì sẽ bất tiện cho công tác kế toán cũng nh báo cáo tiền vay trong thời gian ngắn, cứ 6 tháng kế toán lại phải thực hiện chuyển nợ qúa hạn một lần, và khi cần thiết lại phải xem số liệu về một tài khoản vay thì phải tìm và tra soát qua hàng loạt các tài khoản chi tiết, điều đó gây rất nhiều khó khăn. nên chăng mỗi món vay chỉ cần sử dụng hai tài khoản là tài khoản nợ quá hạn áp dụng đối với các khoản vay cha trả đợc dới một năm( < 360 ngày) đây là khoảng thời gian cần thiết để các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh có thể tìm biện pháp tháo gỡ, củng cố hoạt động kinh doanh của mình hoặc sử dụng các nguồn vốn khác để trả nợ cho ngân hàng. Thứ hai, là tài khoản nợ khó đòi áp dụng đối với các khoản vay trên một năm( > 360 ngày) các khoản nợ này là căn cứ cho ngân hàng tiện trong việc theo dõi và đôn đốc sát sao các doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng, cũng nh việc mua bán nợ sau này.

Bên cạnh đó, việc lập dự phòng các khoản cho vay khó thu hồi theo quyêt định số 488/ 2000/QĐ-NHNN ngày 27/11/2000 chỉ đợc lập dựa trên cơ sở định h- ớng tức là dựa trên các báo cáo tuổi nợ khoản cho vay ). Cách trích lập dự phòng này là bị động khi khoản vay xảy ra rủi ro rồi mới trích lập dự phòng. Nên chăng NHNN & PTNT nên triển khai việc lập dự phòng các khoản vay khó thu hồi trên

cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế là (1). Dự phòng các khoản vay khó thu hồi cần đợc lập khi số tiền tổn thất đã đợc xác định cụ thể hoặc (2). Số tiền tổn thất có thể cha đợc xác định nhng có các dấu hiệu phát sinh tổn thất. Hay tóm lại, việc lập dự phòng đợc dựa trên việc đánh giá khả năng thu hồi các khoản cho vay. Với căn cứ này sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng không làm giảm thu nhập hoặc VTC của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ Kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w