- Đối với các khoản chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuât: ( NVLTT, NVL Chính TT )
Bảng kê nhập kho thành phẩm Muối Iốt
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần CBNSTP Bắc Giang.
* Thứ nhất: Kế toán công cụ dụng cụ.
Công ty nên phân bổ công cụ dụng cụ một cách hợp lý cho các kỳ theo phương pháp phân bổ thích hợp dựa vào đặc điểm thời gian sử dụng của từng loại:
+ Với những loại CCDC có giá trị sử dụng thấp hoặc thời gian sử dụng trong một kỳ kinh doanh thì sẽ sử dụng phương pháp phân bổ một làn, toàn bộ giá trị của chúng sẽ được tính vào chi phí của kỳ phát sinh.
+ Với những loại CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ sẽ áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần.
+ Trường hợp xuất dùng theo phương pháp phân bổ 50%
Khi xuất dùng CCDC kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để phản ánh vào tài khoản 142 . Đồng thời tiến hành phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí của kỳ xuất dùng. Khi báo hỏng CCDC kế toán phân bổ nốt giá trị còn lại vào chi phí kinh doanh của kỳ báo hỏng. + Trường hợp áp dụng phân bổ nhiều lần.
Khi xuất dùng CCDC kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để phản ánh vào tài khoản 142. Định kỳ phân bổ CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Qúa trình hạch toán kế toán công cụ dụng cụ xuất dùng có thể khái quát qua sơ đồ TK153 TK627, TK641, TK642
Giá trị CCDC xuất dùng theo phương pháp Phân bổ một lần
TK142
GT CCDC xuất dùng theo GT CCDC phân bổ vào chi PP phân bổ nhiều lần phí SXKD trong kỳ
* Thứ hai: Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
+ Về trích trước tiền lương nghỉ phép.
Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất sản phẩm. Để lập được kế hoạch trích trước tiền lương, Công ty căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm và kế hoạch sản xuất để xác định tỷ lệ trích trước tiền lương theo công thức:
Tỷ lệ trích trước Tổng TL nghỉ phép KH hàng năm của CNSX
Tiền lương nghỉ = x100% Phép Tổng TL chính KH năm của CNSX
Trên cơ sở tỷ lệ trích trước, kế toán tính ra số tiền trích trước theo kế hạch tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất như sau:
Số tiền trích Tỷ lệ trích trước tiền Số tiền lương chính Trước tiền lương = lương nghỉ phép của x của CNSX thực tế phải Nghỉ phép CNSX trả trong kỳ
Trình tự hạch toán:
+ Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp kế toán ghi: Nợ TK 622 (Chi tiết cho từng phân xưởng)
Có TK 335 (Chi tiết cho từng phân xưởng) + Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả
Nợ TK 335 ( Chi tiết cho từng phân xưởng) Có TK 334 ( Chi tiết cho từng phân xưởng)
Sau khi tính được tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép, hàng tháng, các phân xưởng căn cứ vào tỷ lệ này và mưc lương sản phẩm thực tế phát sinh của công nhân sản xuất để xác định số trích trước tiền lương nghỉ phép.
* Thứ ba: Việc áp dụng khấu hao TSCĐ
Để tính mức khấu hao TSCĐ được chính xác theo em Công ty nên sử dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hoặc khấu hao theo giờ máy chạy. Như vậy, sẽ hợp lý hơn trong việc xác định mức khấu hao cho những TSCĐ có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài.
+ Phương pháp khấu hao theo giờ máy chạy.
Số KH phải Nguyên giá TSCĐ Tổng số giờ Trích trong kỳ x máy hoạt động Số giờ chạy máy định mức trong kỳ
Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Giá trị phải khấu hao TSCĐ Mức KH một đơn vị sản phẩm =
SL SP dự kiến SX trong suốt thời gian SD
* Thứ tư: Việc áp dụng phần mềm kế toán.
Ngày nay kế toán máy càng trở nên phổ biến, chứng minh tính hữu dụng trong tổ chức công tác kế toán cũng như trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Với việc ứng dụng kế toán máy cho phép kế toán viên cung cấp một cách nhanh chóng chính xác, đồng thời cũng giảm nhẹ khối lượng công việc của kế toán tiết kiệm chi phí.
Hiên nay Công ty đang sử dụng phần mềm UNESCOS, Công ty nên áp dụng một cách triệt để những tính năng của phần mềm này trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Ngoài ra lớp kế toán phải tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức sử dụng thành thạo máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán một cách linh hoạt tạo điều kiện vận hành được hệ
thống kế toán máy, ở các bộ phận có liên quan cần được trang bị máy vi tính kết nối với phòng kế toán để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời gian và tiền của. Các kiến nghị trên tuy chưa đi sâu vào cụ thể từng bước nhung cũng là hướng thực hiện, Công ty áp dụng được sẽ đáp ứng được tốt hơn yêu cầu quản lý của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Vì lợi ích của mình Công ty cần nhanh chóng nghiên cứu để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.
Trong điêu kiện kinh tế thị trường, kế toán được nhiều nhà kinh tế, quản lý kinh doanh, chủ doanh nghiệp quan niệm như là một “ Ngôn ngữ kinh doanh’’, được coi là “nghệ thuật” để ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định phù hợp với mục đích sử dụng của từng đối tượng thông tin.
Là một bộ phận kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp vạch ra các kế hoạch, phương hướng, biện pháp quản lý hiệu quả nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần CBNSTP Bắc Giang em đã nhận thấy : Để trở thành một cán bộ kế toán giỏi thì phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn “ lý luận gắn liền với thực tế” lấy lý thuyết làm cơ sở, căn cứ chuẩn mực để hạch toán kế toán trong thực tế.
Để thực hiện được chuyên đề tốt nghiệp này em đã được sự hướng dẫn ,giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong phòng kế toán nói riêng và ban lãnh đạo của Công ty nói chung cùng với Thầy giáo của em là: Thạc sỹ Phạm Ngọc Thảo. Em đã nhận thấy vai trò quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm- đây là khâu không thể thiểu trong bất cứ quá trình kinh tế nào.
Tuy là một Công ty cổ phần với quy mô sản xuất nhỏ nhưng các hình thức kế toán trong Công ty em đã đều được hướng dần và tìm hiểu thực tế công việc hạch toán. Khi bắt đầu làm quen với công việc có nhiều bỡ ngỡ nhưng được sự hướng dẫn của các anh chị kế toán nên em đã có được số liệu chứng từ sổ sách cụ thể và thực tế hơn.
Dưới góc độ của một sinh viên thực tập do thời gian nghiên cứu ngắn với khả năng trình độ chuyên môn còn hạn chế, hiểu biết thực tế không đuợc nhiều do vậy chuyên đề của em không tránh khỏi nhũng thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng kế toán của Công ty và cô giáo hướng dẫn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của Thạc Sỹ Phạm Ngọc Thảo giáo viên trực tiếp hướng dẫn em và các thầy cô giáo trong khoa kế toán, các anh chi trong phòng kế toán và các bộ phận phòng ban khác trong Công ty Cổ phần CBNSTP Bắc Giang.