Định nghĩa đối tượng LOGO.

Một phần của tài liệu Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học doc (Trang 45 - 46)

LOGO có hai đối tượng là từ và danh sách

a) Từ: Từ là dãy ký tự viết liền nhau, không được dài quá 248 ký tự. Từ chỉ có một ký tự gọi là ký tự. Từ không có ký tự nào gọi là từ rỗng. Ví dụ, các dãy sau được gọi là từ: ANH, ANH2, ANH?, ANH!, 2ANH, 347, 3!?, A, Anh, anh. Từ cũng được chia thành 3 loại chính, được đánh dấu để nhận diện (và cả ta cũng nhận diện):

+ Từ gốc được quy định phải viết bằng chữ cái hoa, ởđầu có thể có dấu chấm (.),

ở cuối có thể có dấu hỏi (?). Ví dụ các từ sau là từ gốc : RUATOI

XOATAT BANG? BANG?

+ Từ là từ bất kỳđược quy định phải viết với dấu nháy kép (“) ởđầu. Ví dụ ta muốn đưa thông tin là từ ANH vào máy thì phải gõ:

“ANH

tức là gõ dấu nháy kép trước rồi mới gõ ANH.

Số cũng là một từ nhưng do máy có thể nhận diện mà không cần dấu (“), nên viết có dấu hay không đều được.

+ Từ là một tên, tức khi từđược dùng đểđại diện cho sự vật nào đó. Ví dụ, sự vật

ấy là hoa hồng nhưng muốn được gọi là HH thì HH là đại diện hay là tên. Cũng giống như cha mẹđặt tên con. Để máy biết từđó là tên thì nó phải được đặt sau dấu hai chấm (:), cụ thể phải viết:

:HH

thì máy mới nhận diện được. Đồng thời phải khai báo là :HH đại diện cho hoa hồng thì máy mới xử lý: HH như hoa hồng. Việc này sẽ nói rõ ở các ví dụ cụ thể trong các chương sau.

Một phần của tài liệu Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Tiểu học doc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)