TẠO MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP CŨNG NHƯ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam (Trang 55 - 58)

VỚI CÁC ĐỐI TÁC KINH DOANH.

Hiện tại, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác và bạn hàng cũ của mình: các Công ty kinh doanh vận chuyển khách, các khách sạn, các khu vui chơi giải trí,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh lữ hành cũng như kinh doanh vận chuyển khách. Công ty còn thiết lập mối quan hệ với các hãng hàng không, các xí nghiệp vận chuyển đường sắt Hà Nội cũng như ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy thế Công ty cũng cần có thêm một số giải pháp thúc đẩy tạo nhiều mối quan hệ mới lâu dài:

- Công ty có thể chào bán các chương trình du lịch của mình sang nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Châu Âu. Để các chương trình du lịch đưa khách ra nước ngoài đảm bảo chất lượng dịch vụ và phục vụ tốt thì việc tạo mối quan hệ tốt với các Công ty, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, điểm du lịch sẽ thuận lợi hơn, tạo vị trí tốt trong tâm trí khách hàng cũng là nhằm mục tiêu đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.

- Hoạt động du lịch trong nước hầu như các chương trình du lịch chủ yếu của Công ty là các tuyến, điểm nằm ở khu vực phía Bắc và phía Nam của đất nước đã tạo sự khác biệt so với nhiều doanh nghiệp lữ hành khác trên địa bàn Hà Nội, Công ty đã có cả Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên lại không tập trung vào khai thác tiềm năng du lịch to lớn ở miền Trung. Công ty cũng có 1 số chương trình du lịch miền Trung nhưng chủ yếu là đến các điểm du lịch truyền thống đã quá nổi tiếng, là những di sản thế giới: Phong Nha Kẻ Bàng, Kinh đô Huế,... mà không khai thác tour DMZ. Vì vậy Công ty nên tìm kiếm thêm các đối tác ở khu vực này cũng như mở Văn phòng đại diện của Công ty ở miền Trung để tạo sự thuận lợi trong quản lý điều hành tour thông suốt từ Bắc chí Nam.

Cùng với xu thế hội nhập toàn diện, đất nước đang đi trên con đường đổi mới với nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội mới mở ra nhưng cũng đầy chông gai thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khi mà các ngành nghề Dịch vụ đang ngày càng chíêm ưu thế trong cơ cấu nền kinh tế của đất nước. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam đã không ngừng phấn đấu, cố gắng mọi mặt để không chỉ đáp ứng mà còn nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sẽ làm nên một thương hiệu Hải Nam Travel có uy tín trên thị trường kinh doanh lữ hành.

KẾT LUẬN

Cùng với những thuận lợi do môi trường khách quan đem lại là ngành Du lịch Việt Nam đang ngày càng khởi sắc và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước thì các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam nói riêng cũng gặp phải những khó khăn khi phải cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ với các đối thủ là các doanh nghiệp lữ hành trong nước mà còn có các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Việt Nam. Trước tình hình đó, việc tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng kinh doanh yếu kém của Công ty đồng thời phát huy hết những thế mạnh của doanh nghiệp là rất cần thiết.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, được Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty giúp đỡ đề tài khoá luận "Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam" đã được hoàn thành. Bên cạnh việc tìm hiểu tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua cũng như những mặt chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty thì tác giả cũng hy vọng rằng đưa những ý kiến đóng góp của mình trong phạm vi khoá luận này tới Công ty với mong muốn trong những năm tới Công ty sẽ ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa trong kinh doanh, có thị trường khách sâu rộng và mở ra nhiều chi nhánh mới trên toàn quốc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá X, 2006. 2. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số ra tháng 4/2008.

3. Công ty Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam,

Điều lệ Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam.

4. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam,

Bảng danh sách nhân viên.

5. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam,

Báo cáo tổng kết số lượng khách các năm 2005, 2006, 2007.

6. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam,

Báo cáo tình hình marketing.

7. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch quốc tế Hải Nam,

Báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007.

8. Đinh Trung Kiên, Giáo trình Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

9. Nguyễn Thu Thuỷ, Bài giảng Xúc tiến du lịch, Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Phạm Văn Trường, Lê Hoài Phương, Giáo trình Tài chính Doanh

nghiệp, Khoa Kế toán - Tổ bộ môn Tài chính - Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại, Bộ Thương mại, Nxb NN Hà Tây 2004, 124- 218.

11. Nguyễn Quang Vinh, Bài giảng Quản trị kinh doanh lữ hành, Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. http://www.hainamtravel.com 13. http://www.vietnamtourism.com

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Thương mại Du lịch quốc tế Hải Nam (Trang 55 - 58)