Để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ hàng tồn kho kiểm toán viên chủ yếu tiến hành xem xét mối quan hệ giữa các tài khoản liên quan. Cụ thể:
Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu trên tài khoản 152 - "Nguyên liệu, vật liệu" với số phát sinh Nợ của các TK 621 - "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp", TK - 627 "Chi phí sản xuất chung", TK 641 - "Chi phí bán hàng", TK 642 - "Chi phí quản lý doanh nghiệp". Thủ tục đối chiếu giữa các tài khoản này giúp cho kiểm toán viên kiểm tra sự phù hợp của giá trị nguyên vật liệu xuất kho sử dụng với chi phí vật liệu phát sinh ở các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Trên thực tế đối với những doanh nghiệp có cơ cấu KSNB đối với quá trình sản xuất không chặt chẽ thờng có nhiều sơ hở tạo điều kiện cho những gian lận phát sinh trong quá trình sử dụng vật liệu. Có những trờng hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không đợc sử
dụng vào sản xuất mà vẫn hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ hoặc trờng hợp phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không đúng giữa các bộ phận sử dụng. Những sai sót này dẫn đến việc tập hợp sai chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp do đó phản ánh sai lệch giá trị sản phẩm dở dang và thành phẩm cuối kỳ. Ngoài ra, kết quả của việc hạch toán nhầm giữa chi phí sản xuất chung với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ dẫn đến phản ánh sai kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Để đánh giá tính hợp lý, đúng đắn của quá trình tập hợp chi phí, kiểm toán viên tiến hành xem xét chứng từ, tài liệu của chi phí sản xuất đợc hạch toán vào tài khoản chi phí có đầy đủ hay không. Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu phiếu xuất kho để tiến hành kiểm tra chi tiết nhằm khẳng định rằng liệu có phiếu xuất kho nào hạch toán nhầm tài khoản hay không. Kiểm toán viên cũng tiến hành đối chiếu sổ theo dõi tài sản cố định đối với từng bộ phận với Bảng tính khấu hao TSCĐ và số phát sinh bên Nợ TK 627 - "Chi phí sản xuất chung", TK 641 - "Chi phí bán hàng", TK 642 - "Chi phí quản lý doanh nghiệp" để xem xét liệu có trờng hợp nào TSCĐ dùng ở bộ phận sản xuất lại tính vào chi phí của bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng hay không hoặc ngợc lại. Riêng chi phí nhân công đợc kiểm tra chi tiết trong phần hành kiểm toán khoản mục phải trả công nhân viên. Đối với chi phí bằng tiền khác, công việc khảo sát cũng đợc tiến hành trên cơ sở lấy mẫu một số chứng từ đối chiếu với sổ cái TK 627 - "Chi phí sản xuất chung". Kiểm toán viên cũng tiến hành kiểm tra tính hợp lý của việc phân bổ chi phí sản xuất chung thông qua việc phỏng vấn nhân viên kế toán về phơng thức phân bổ cũng nh thực hiện phân bổ lại chi phí. Sau đó kiểm toán viên đối chiếu giữa số phát sinh Có TK 621 - "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp", TK622 - "Chi phí nhân công trực tiếp", TK627 - "Chi phí sản xuất chung" với số phát sinh Nợ TK 154 - "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" để khẳng định việc kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ là chính xác.
Kiểm toán viên xem xét việc ghi chép, xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ có hợp lý hay không, phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang có nhất quán không. Đồng thời khảo sát phơng pháp tính giá thành, sự nhất quán trong phơng pháp tính giá thành, thực hiện lại việc tập hợp chi phí tính giá thành để phát hiện
những sai sót trong quá trình hạch toán. Đối chiếu số liệu phát sinh bên Có TK 154 - "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" với phát sinh bên Nợ TK 155 - "Thành phẩm" và Bảng tính giá thành để kiểm tra tính đúng đắn của giá trị thành phẩm nhập kho trong kỳ.
Đối chiếu giữa số phát sinh bên Có TK 155 - "Thành phẩm" với số phát sinh Nợ TK 632 - "Giá vốn hàng bán" để kiểm tra tính khớp đúng của giá trị thành phẩm xuất bán. Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu một số phiếu xuất kho thành phẩm đối chiếu với sổ cái TK 155 - "Thành phẩm", TK 632 - "Giá vốn hàng bán" để khẳng định tính có thật, tính đúng kỳ của nghiệp vụ.
Trên đây là thủ tục cần thiết để kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ về hàng tồn kho, các thủ tục này có thể thay đổi tuỳ theo đặc điểm của từng khách hàng.