1.khái niệm:
TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu cho đén khi hư hỏng không sửa chữa được, và phải thỏa mãn 4 điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó. - Thời gian sử dụng trên một năm.
- Có giá trị từ 10 triệu trở lên.
- Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Xuất phát từ dặc điểm kinh doanh của công ty,nên trong công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ hàng không Sapa có nhiều loại TSCĐ, mỗi loại TSCĐ có những đặc điểm khác nhau và được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ, công ty tiến hành phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng.
- Tài sản phục vụ cho công trường: bao gồm các loại máy Lu rung, các loại máy Xúc đào. Những loại máy này có đặc điểm là khối lượng lớn, độ bền cao, có giá trị sử dụng rất dài, giá trị lớn, công ty thường nhập khẩu từ Nhật theo giá CIF
Nguyên giá = giá mua theo hóa đơn + thuế nhập khẩu + chi phí trước khi sử dụng - Tài sản cố định dùng trong phòng vé và các phòng ban trong công ty: bao gồm như máy tính, máy fax, máy điều hòa…., công ty thường mua những tài sản này ở trong nước: Nguyên giá = giá mua theo hóa đơn + chi phí trước khi dùng
Chứng từ sử dụng:
• Biên bản giao nhận TSCĐ
• Thẻ tài sản cố định
• Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
• Hóa đơn GTGT
• Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ
Tài khoản sử dụng:
• TK 211: TSCĐ hữu hình
Sổ kế toán sử dụng:
• Chứng từ ghi sổ
• Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
• Sổ cái các tài khoản 211,...
• Sổ (thẻ) kế toán chi tiết tài khoản 211 theo từng loại TSCĐ
Quy trình luân chuyển chứng từ
Phương án mua sắm và sữa chữa TSCĐ khi đã được giám đốc Nguyễn Việt Dũng phê duyệt và đồng ý, tuỳ theo quy mô và tính chất của việc mua sắm sẽ giao cho 1 tổ thực hiện công việc hoặc giao ngay cho phòng, ban hoặc bộ phận đó thực hiện.
Khi mua bán TSCĐ,kế toán tập hợp chứng từ liên quan, xem xét tính đúng đắn của các chứng từ này,phân loại chứng, sau đó lập sổ, thẻ tài sản cố định,do các nghiệp vụ trong tháng ít.nên căn cứ vào chứng từ để ghi vào chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TSCĐ.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của trên Sổ Cái TK 211