KIẾN NGHỊ 1 Đối với trung ương :

Một phần của tài liệu Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu potx (Trang 48 - 53)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay đã triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước vì vậy đề nghị Trung ương cần sơ kết, đánh giá thực tiễn để đúc rút kinh nghiệm, ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ đáp ứng đẩy mạnh quá trình thực hiện.

- Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực đặc thù: trình độ dân trí chưa cao, điều kiện hạ tầng kỹ thuật khó khăn, địa hình phức tạp… vì vậy đề nghị Trung ương khi đầu tư và ban hành cơ chế cần có những chính sách ưu tiên, đặc thù cho lĩnh vực này. Hiện nay, suất đầu tư của nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là miền núi rất thấp so với các vùng, miền khác .

- Cần quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ khoa học , kỹ thuật vào sản xuất như : tạo ra giống mới cho cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, các loại phân bón, vắc xin phòng chống bệnh… vì lĩnh vực này hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc nên đôi khi không chủ động được trong quá trình thực hiện, đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa công nghiệp hoá – hiện đại hoá với bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giá, trợ cước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ cho các hộ gia đình , các thành phần kinh tế sản xuất với quy mô lớn, tập trung .

2. Đối với tỉnh Lai Châu :

- Cơ chế quản lý và chính xác thông thoáng hơn về quản lý đất đai để khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế tham gia , đầu tư phát triển ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn .

- Đầu tư xây dựng trung tâm giống cây trồng vật nuôi với quy mô hợp lý để tạo điều kiện cho các địa phương chủ động về số lượng và kiểm soát được số lượng .

- Hỗ trợ kinh phí để khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh hơn nữa tiến độ xây dựng các trung tâm cụm xã, hệ thống điện lưới hạ thế đến các thôm xóm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ .

- Tiếp tục thực hiện đề án hỗ trợ cải tạo tầm vóc và chất lượng đàn gia sức nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

3. Đối với huyện Than Uyên .

- Trước hết xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá là chủ trương lớn, nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ Đảng bộ và nhân dân, do vậy cần có sự nỗ lực đoàn kết, đồng thuận, phấn đấu của mọi cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện .

- Các cấp, ngành, đoàn thể coi đây là nhiệm vụ của mình cùng phối hợp chặt chẽ và tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên về chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đảng và nhà nước là mang lại lợi ích trực tiếp để coi đó là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư để thực hiện các dự án lợi thế trên địa bàn huyện .

- Sớm thực hiện chwong trình đồn điền, đồn thửa, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế trang trại , Đề án phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và các chương trình, dự án đã và đang thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích canh tác.

- Tiếp tục tiến hành rà soát, bố sung hoàn chỉnh quy hoạch phát triển nông – lâm nghiệp, bố trí nuôi trồng các loại cây, con theo các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến . Tích cực thúc đẩy hình thành, phát triển và tạo ra mối liên kết vững chắc giữa 4 nhà “ Nhà

nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Nhà nông “. Khai thác có hiệu quả các vùng chuyên canh : vùng sane xuất lương thực, vùng kinh tế lâm nghiệp gắn với chăn nuôi .

- Ưu tiên biên chế để quy hoạch cán bộ , thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về làm tại địa phương nhất là ở tại các xã, thị trấn. Tăng cường công tác chỉ đạo cơ sở, chỉ đạo cơ sở phải sâu sát thực tế, tránh kiểu sự vụ, phong trào, thiếu trách nhiệm.

- Hàng năm làm tốt công tác lập, đánh giá thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế điều chỉnh, bổ sung giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn .

KẾT LUẬN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề rộng lớn không chỉ ở tầm quốc gia mà trên bình diện quốc tế các nhà nước đều luôn phải tiến hành để đáp ứng yêu cầu phát triển trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác đinh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá là yêu cầu cấp bách của nước ta. Mỗi địa phương đều phải xây dựng cho mình các chủ trương và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn .

Than Uyên là huyện miền núi, có nguồn tài nguyên đất nông nghiệp, lao động dồi dào, có hệ thống sông suối, hồ nước là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, phong phú. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng huyện Than Uyên có một cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ đang là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách hiện nay. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Than Uyên theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá là quá trình biến đổi nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế cới cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ hợp lý, tiến bộ. Đó là quá trình làm tăng tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụ trong nền kinh tế, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới làm cho sản xuất phát triẻn, tăng trưởng nhanh và bền vững.

Là một cán bộ đang công tác tại uỷ ban nhan dân huyện Than Uyên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài này làm luận văn với mong muốn : Trên cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đánh giá, tổng kết về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại địa phương, đề xuất các giải pháp để góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền và nhân dân các

dân tộc trong huyện tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả và bền vững hơn .

Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, trên cở sở một số vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng, các nhân tố tác động và những quan điểm của đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đề cập trong Chương I . Tiếp theo, trong chương II tác giả đi sau khảo sát thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cảu huyện Than Uyên, đặc biệt là phân tích làm rõ những thành tựu đạt đựơc trong giai đoạn từ 2007 đến nay, những vấn đề còn khó khăn, hạn chế yếu kém và nguyên nhân. Trong phần này toàn bộ bức tranh tổng thể về kinh tế xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện giai đoạn 2007 đến nay được khái quát khá đầy đủ cả bằng lời văn và thông qua những số liệu cụ thể chứng minh. Qua phân tích, đánh giá cho thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện Than Uyên trong thời gian tới. Từ đó, qua nghiên cứu những vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn, căn cứ những mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của huyện đến năm 2015, trong chương III, tác giả mạnh dạn đề xuất hệ thống các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở huyện Than Uyên đến năm 2015 và những năm tiếp theo một cách đồng bộ và vững chắc.

Hy vọng rằng, từ lý luận và tổng kết thực tiễn với những kết quả đạt được theo đúng nhiệm vụ đề ra, Luận văn sẽ là một trong những tài liệu quan trọng để kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và các ngành trên địa bàn huyện đề ra chiến lược, chinh sách, giải pháp phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn công nghiệp hoá – hiện đại hoá, để sớm đưa Than Uyên thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên giàu về kinh tế, ổn định chính trị, vững về quốc phòng an ninh .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác : Tư Bản , Q I, TH, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội năm 1996. 2. Các Mác : Tư Bản , Q I, TH, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội năm 1975 . 3. Các Mác : Góp phần phê phán chí trị học, nhà xuất bản sự thật Hà Nội năm 1964 .

4. Giáo trình kinh tế chính trị, quản lý kinh tế, kinh tế phát triển năm 2009 . 5. Quản lý hành chính nhà nước, tập 3 năm 2007 .

6. Băn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, NXB Chính trị Quốc gia năm 2001 .

7. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương đảng khoá 9.

8. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, NXB chính trị Quốc gia năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Than Uyên khoá XV, XVI .

10. Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của huyện uỷ và uỷ ban nhân dân huyện Than Uyên .

11. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Than Uyên giai đoạn 2010 – 2015.

Một phần của tài liệu Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu potx (Trang 48 - 53)