Cơ cấu vùng kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu potx (Trang 36 - 38)

II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở HUYỆN THAN UYÊN GIAI ĐOẠN 2007-

1.2Cơ cấu vùng kinh tế.

1. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn huyện Than Uyên

1.2Cơ cấu vùng kinh tế.

Huyện Than Uyên có 12 đơn vị hành chính trong đó có một thị trấn, xuất phát từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như tập quán sản xuất đã hình thành nên hai vùng sản xuất và cũng được quy hoạch là cơ cấu hai vùng kinh tế có đặc trưng khác nhau .

1.2.1 Vùng 1 :

Vùng này gồm 5 xã và 1 thị trấn nằm dọc theo quốc lộ 132, có tổng diện tích 25.015,52 ha chiếm 31,4 % diện tích toàn huyện.

Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, tập trung những cánh đồng lúa lớn của huyện, diện tích lúa nước ở đây chiếm tới 80 % tổng diện tích lúa cả huyện, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, trình độ dân trí tương đối đồng đều, có phương thức sản xúat tương đối tiến bộ.

Đây là vùng được đảng bộ huyện quy hoạch là vùng sản xuất lương thực, cây thực phẩm và chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, công nghiệp chế biến nông sản, dịch vụ của huyện với cây trồng chính là lúa nước .

Năng suất vụ Đông xuân ở đây đạt bình quân 65 tạ/ ha, vụ Hè thu đạt 47 tạ/ ha. Các loại cây thực phẩm chủ yếu là rau xanh cá loại và khoai tây vụ đông. Diện tích hằng năm từ 300 – 350 ha. Bên cạnh việc gieo trồng các loại cây chủ đạo thì phương thức sản xuất lúa kết hợp với thả cá ruộng ở đây cũng tương đối phổ biến với diện tích 50 – 70 ha mỗi năm. Khu vụec này huyện đã xây dựng và thực hiện dự án 500 ha cánh đồng Mường Than đạt giá trị 50 triệu tấn/ ha / năm .

Chăn nuôi lợn thịt ở đây tương đối phát triển với quy mô tập trung vừa và nhỏ. Trong đó có trên 1000 hộ nuôi lợn thịt với quy mô tổng đàn từ 40 – 60 con/ hộ .

Công nghiệp ở khu vực này tập trung chủ yếu vào chế biến hàng nông sản, thức ăn gia súc, nghề mộc, dệt may thổ cẩm. Hiện có 21 hợp tác xã kinh doanh ở lĩnh vực này .

Thương mại, dịch vụ tương đối phát triển với hệ thống chợ được đầu tư xây dựng kiên cố và bán kiên cố với các lĩnh vực như : buôn bán tạp hoá, sản phẩm nông – lâm nghiệp, vận chuyển, vật tư xây dựng, nông nghiệp…

Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với tổng giá trị sản xuất chiếm tới 84% tổng giá trị sản xuất của huyện .

1.2.2 Vùng 2

Vùng này gồm có 6 xã nằm dọc theo sông Nậm Mu thuộc phía Tây và Nam của huyện. Vùng này cơ bản là rừng núi dốc, địa hình chia cắt phức tạp, có tổng diện tích là 54.671,08 ha chiếm tới 68,6% tổng diện tích cả huyện. Song đất canh tác nông nghiệp ở đây chỉ có 20% diện tích lúa nước cả huyện. Vùng này cơ bản là đồng bào dân tộc thiểu số như : Khơ Mú, HMông, Thái… Tỷ lệ đói nghèo cao. Có những xã tỷ lệ đói nghèo tới 59 %, đời sống khó khăn, trình độ canh tác lạc hậu.

Hiện nay xác xã này thuộc vùng ngập lòng hồ nên đang thực hiện công tác di dân tái định cư. Thông qua nguồn vốn di dân, tái định cư, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo , huyện đang tổ chức thực hiện di dân, tái định cư để đầu tư, sắp xếp lại dân cư và quy hoạch thành vùng tập trung cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và thuỷ sản, khai thác đá, cát sỏi phục vụ xây dựng .

Hiện nay vùng này trên mốc ngập lòng hồ đang được đầu tư rất mạnh về hạ tầng giao thông, điện, trường học, y tế , nhà văn hoá để bố trí tái định cư. Trong tương lai đây sẽ là vùng phát triển rất mạnh về kinh tế rừng, chăn nuôi và du lịch. Qua đó sẽ đảm bảo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá một cách bền vững .

Một phần của tài liệu Luận văn - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu potx (Trang 36 - 38)