II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở HUYỆN THAN UYÊN GIAI ĐOẠN 2007-
2. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu
nông thôn huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu .
2.1 Những kết quả đạt được :
Quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện trong những năm qua đã đạt đựơc những kết quả to lớn, bộ mặt kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến, đó là quá trình chuyển đổi từ nền sản xuất thuần nông,độc canh trước đây sang phát triển hàng hoá, từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế năng động, sáng tạo, bước đầu đã khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn đã hình thành rõ nét cơ cấu nền kinh tế của huyện, giá trị sản xuất của các ngành nông nghiệo, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ phát triển và tăng trưởng ổn định .
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng về trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ phát triển tương đối bền vững.
Quá trình chuyển dịch đã hình thành rõ nét cácvùng chuyên canh, phù hợp với điều kiện thực tiễn nên bước đầu đã đạt được những kết quả cả về năng suất, chất lượng… tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn những năm qua đã làm thay đổi cơ bản các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đạt hoá, cải tiến từng bước trong công tác tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả lãnh chỉ đạo, đầu tư .
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn là quá trình gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, gắn với thị trường và định hướng phát triển của đất nước. Các thành tựu khoa học công nghệ đã được ứng dụng vào sản xuất. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đã thu được những kết quả to lớn, từng bước tiếp cận và cạnh tranh thị trường sản xuất hàng hoá .
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hình thành và đang tạo mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước – nhà khoa học- nhà nông và các chủ doanh nghiệp
trên địa bàn, hình thành mối liên kết năng động từ khâu chính sách đến thực thi, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất sản phẩm, chế biến, tạo được sự phát huy nội lực của tất cả các thành phần kinh tế…
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo được sự khai thác hiệu quả các tiềm năng : vùng trung du giàu tiềm năng, trước đây là vùng đói kém, nghèo khổ nay là vùng giàu lên từng năm. Vùng đồng bằng với điều kiện đất chật, người đông phải từng bước tìm hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích… Lao động, đất đai, các điều kiện sẵn có đang được khai thác, tận dụng tối đa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với việc xuất hiện các điển hình tiên tiến, các mô hình kinh tế, các hộ, các tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi …
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm biến đổi bộ mặt xã hội nông thôn, làm thay đổi cơ cấu bố trí lao động trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu đầu tư … Các công trình hạ tầng nông thôn được phát triển, nâng cấp, mối quan hệ xã hội nông thôn được phát triển. Tạo được sự công bằng trên cơ sở nguyên tắc phân phối theo hiệu quả, thông qua lao động, phát triển làm giàu chính đáng …
Những thành tựu chủ yếu to lớn đạt được trong quá trình vận động chuyển dịch thời gian đang tạo lập cơ sở vững chắc để bước vào giai đoạn mới – giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá trên địa bàn huyện .
* Nguyên nhân những kết quả đạt được:
- Toàn bộ hệ thống chính trị đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ sát với thực tiễn cơ sở.
- Nhân dân lao động có khát vọng thoát nghèo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
- Được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh về công tác lãnh, chỉ đạo và tạo điều kiện về vốn để thực hiện phát triển kinh tế xã hội.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã thu được những thành quả to lớn, song cũng còn có những hạn chế cơ bản, đó là :
- Tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm, không đồng đều trên các lĩnh vực sản xuất và giữa các địa phương , công nghiệp – tiểu công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, tư vấn chuyển giao thương mại, quảng cáo tiếp thị … vẫn là khâu yếu, nhiều mặt hạn chế, khó khăn, thiếu sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất nông – lâm nghiệp với chế biến nông – lâm sản, giữa sản xuất với thị trường, giữa quy hoạch và đầu tư ,đầu tư hạ tầng tuy đã cố gắng song vẫn còn hạn chế, hạ tàng kỹ thuật vẫn còn khó khăn đã hạn chế tốc độ chuyển dịch .
- Quá trình chuyển đổi vẫn còn những yếu tố thiếu ổn định, vứng chắc. Tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực chưa thực sự ổn định, các yếu tố đảm bảo cho chuyển dịch còn hạn chế, tốc độ chuyển dịch giữa các vùng không đồng đều, tư tưởng, tập quán tiểu nông, bảo thủ vẫn còn biểu hiện trong cách nghĩ cách làm ở một số bộ phận nhân dân.
- Triển khai quy hoạch, chi tiết hoác quy hoạch còn chậm. Sự phối hợp giữa các cấp, ngành còn nhiều mặt thiếu đồng bộ. Công tác chuẩn bị đâù tư, giải quyết thủ tục đầu tư vừa chậm, vừa yếu, và thiếu chặt chẽ.
- Cơ chế chính sách của nhà nước chưa thực sự thông thoáng, một số chính sách khó vận dụng vào điều kiện cụ thể, sự phát triển của các thành phần kinh tế còn chậm, mở rộng sản xuất kinh doanh còn khó khăn. Việc tận dung khai thác các lợi thế tự nhiên và các điều kiện phát triển trong vùng để phục vụ cho các chương trình chuyển dịch còn nhiều hạn chế, yếu kém .
2.3 Nguyên nhân của hạn chế.
- Về chủ quan :
Nền kinh tế huyện chủ yếu là nông nghiệp, xuất phát điểm thấp, trải qua cơ chế tập trung, bao cấp kéo dài, trình độ dân trí còn lạc hậu, nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ nét, chưa thực sự mạnh dạnh
trong cách nghĩ, cách làm … Các điều kiện bảo đảm cho qua trình chuyển đổi vẫn còn khó khăn. Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều mặt hạn chế, nặng phong cách hành chính. Các Nghị quyết, chính sách chậm đưa vào cuộc sống. Trình độ tham mưu của đội ngũ cán bộ điều hành còn nhiều mặt hạn chế. Tập quán sản xúat vẫn mang nặng tính thuần nông, kém sự năng động trong cách nghĩ, cách làm, hạn chế khi tiếp cận với cơ chế thị trường.
Định hướng phát triển nghề, chọn nghề ưu tiên trong từng điều kiện cụ thể, kết hợp với tổ chức quy hoạch phát triển nghề gắn với đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp … còn lúng túng, bị động, chưa có được cái giải pháp hữu hiệu. Tiềm năng đất đai sản xuất nông nghiệp, sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp dồi dào song chưa khái thác đầy đủ, chưa tạo được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ trong phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, nông thôn .
- Về khách quan :
Là một huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp, quá trình tích lũy hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất- kỹ thuật khó khăn, điều kiện địa hình bị sông suối chia cắt, điều kiện sản xuất giao lưu kinh tế, điều kiện tiếp cận với kinh tế thị trường còn mới mẻ. Việc đàu tư phát triển nghề vừa thiếu cả vốn lẫn cả thị trường, thế lực nhỏ, không đủ điều kiện cạnh tranh. Bên cạnh đó, sự tác động của thị trường, xu hướng kinh tế khu vực, khủng hoảng kinh tế khu vực… đã tác động không nhỏ đến quá trình vận hành, chuyển đổi .
Các điều kiện tác động tạo chuyển dịch cơ cấu nông – lâm nghiệp, thị trường, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách chưa thựa sự đồng bộ, chưa thực sự tạo được mối liên kết tích cực và cùng có trách nhiệm để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá .
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG
THÔN Ở HUYỆN THAN UYÊN – TỈNH LAI CHÂU