24 Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại S62-DN
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty.
- Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng. Bao gồm: Chi phí về lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp phải tính theo lương mà Công ty phải trả cho quản đốc, nhân viên hạch toán phân xưởng, thủ kho, bảo vệ… Hằng ngày kế toán theo dõi và chấm công cho các đối tượng trên vào bảng chấm công của doanh nghiệp. Từ đó lấy số liệu tính ra số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng.
Bảng thanh toán lương nhân viên phân xưởng
Bảng 08:
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Bộ phận quản lý xưởng sản xuất.
Tháng 12/2007 ST T Họ Và Tên Chức vụ Tổng lương Tạm ứng Trừ BHXH Còn lĩnh trong tháng 1 2 3 4 5 Ngô Việt HÀ Trần Văn Thịnh Bùi Văn Công Lê Thị Bé Vũ Hồng Minh Quản đốc CB kỹ thuật CB kỹ thuật CB kỹ thuật CB kỹ thuật 3.000.000 2.500.000 2.500.000 2.500.000 2.500.000 500.000 500.000 200.000 800.000 150.000 125.000 125.000 125.000 125.000 1.500.000 1.750.000 2.175.000 1.575.000 2.375.000 Cộng 13.000.000 2.000.000 650.000 10.350.000
Cuối tháng kế toán cộng dồn số tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng và tiến hành định khoản:
Nợ TK 627 : 13.000.000 Có TK: 334 : 13.000.000
Như vậy tổng số tiền lương phải tra cho nhân viên quản lý phân xưởng là:13.000.000
Các Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích trên tổng lương của bộ phận quản lý xưởng sản xuất với tỷ 19%
Từ các bảng kê tính lương của công nhân viên:
- Lương bộ phận quản lý xưởng sản xuất 13.000.000 Vậy tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích vào chi phí sản xuất: 13.000.000 x 19% = 2.470.000 đ
Cuối tháng tập hợp vào bảng kê số 4 theo định khoản
Nợ TK 627: 2.470.000 Có TK 338: 2.470.000
Như vậy tổng số tiền lương mà Công ty phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng là: 13.000.000 + 2.470.000 =15.470.000 đ
- Kế toán chi phí vật liệu sản xuất. Đây là khoản mục chi phí để theo dõi về vật liệu sản xuất chung cho phân xưởng như sản xuất, bảo dưỡng máy móc, thiết bị kho tàng, nhà cửa vật kiến trúc, các chi phí dùng cho quản lý phân xưởng.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định. Phản ánh khấu hao tài sản cố định trong các phân xưởng sản xuất như: Thiết bị nhà cửa, kho tàng. Yếu tố này được phản ánh vào chi phí sản xuất chung chỉ bao gồm chi phí khấu hao các loại máy móc sử dụng trong các tổ sản xuất sản phẩm và được theo dõi chi tiết tới từng tổ trên TK 627. Sau đó, được tổng hợp trên TK 627 của cả xưởng sản xuất. Hàng tháng , căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước và tình hình tăng , giảm khấu hao TSCĐ trong tháng , kế toán xác định số khấu
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu khao Số khấu phải phải trích = đã trích + TSCĐ tăng - TSCĐ giảm
tháng này tháng trước trong tháng trong
tháng
Cụ thể trong tháng 12 năm 2007, chi phí khấu hao TSCĐ ở các tổ sản xuất được kế toán TSCĐ ghi theo định khoản :
Nợ TK 627 11.239.605 ( Chi tiết từng đối tượng ) Có TK 214 11.239.605
Số liệu này được theo dõi trên “ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ “. Cuối tháng , căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo từng phân xưởng , kế toán ghi vào bảng kê số 4.
Hàng tháng kế toán tiến hành tính khấu hao của các loại tài sản cố định, sau đó định khoản và ghi sổ kế toán:
Nợ TK 154
Có TK 6274 (Chi phí khấu hao tài sản cố định)
- Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài. Bao gồm các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất của phân xưởng như sửa chữa tài sản cố định, nước, điện thoại…
Bảng 09: