Phơng hớng mục tiêu hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng Nhập khẩu phân bón hoá học ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp & Nông sản Hà Nội (Trang 61 - 65)

1. Hoạt động sản xuất phân bón hoá học ở nớc ta hiện nay.

Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng, ở Việt Nam hiện tại nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lợng lao động của toàn xã hội và khoảng 72% GDP của cả nớc. Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều yếu tố tác động đến năng suất và sản lợng các loại cây trồng nh đất đai, thời thiết khí hậu, giống cây trồng ..., song phân bón bao giờ cũng là yếu tố có tính quyết định thờng xuyên. Bởi vậy phân bón đ- ợc xếp vào loại mặt hàng chiến lợc đối với sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt nớc ta là một nớc nông nghiệp nên nhu cầu về phân bón rất lớn ( bình quân mỗi năm khoảng 3,5 triệu tấn phân bón các loại ). Tuy nhiên, công nghiệp hoá chất của nớc ta lại quá nhỏ bé và lạc hậu, hiện tại mới cung ứng khoảng 8-10% nhu cầu phân bón cho cả n- ớc, số còn lại phải dựa vào NK.

Tính đến hết năm 2001, cả nớc ta sản xuất đợc 973.000 tấn phân lân chế biến, 99.000 tấn phân đạm và 1 triệu tấn NPK, Phân lân chế biến và phân NPK thì các nhà máy sản xuất trong nớc có thể đáp ứng đợc nhu cầu, phân đạm đáp ứng đợc 6% nhu cầu, còn phân SA, DAP, Kali chúng ta hoàn toàn phải NK.

Hiện tại ở nớc ta hầu hết số lợng phân hoá học đều do TổngCông ty hoá chất Việt Nam sản xuất. Sản phẩm gồm 4 nhóm chính là: Phân đạm urê, phân lân chế biến, phân hỗn hợp dạng rắn hoặc lỏng, phân khoáng nghiền. Với 4 nhóm sản phẩm này đợc chia thành 495 loại trong danh mục phân bón đợc phép lu hành và sử dụng tại Việt Nam. Các nhà máy sản xuất chủ yếu là phân lân và phân đạm.

- Phân lân: Có phân lân nung chảy và phân supe phôt phat đơn.

+ Phân lân nung chảy : ở nớc ta loại này đợc sản xuất theo công nghệ lò cao từ quặng apatit loại II và than Antraxit, công nghệ này có hiệu quả kinh tế tơng đối cao.

+ Phân supe phốt phát đơn : đợc các nhà máy sản xuất theo phơng pháp công nghệ truyền thống phổ biến có phòng hoá thạch.

Hai loại này hiện nay đang đáp ứng đày đủ nhu cầu sản xuất trong nớc. - Về phân đạm :

Hiện tại, chúng ta có một nhà máy phân đạm sản xuất Urê với công xuất 130.000 tấn/năm, nhng công nghệ của nhà máy này là công nghệ khí hoá than có từ thời kỳ năm 1960 máy móc thiết bị đã quá lạc hậu nên giá thành sản phẩm rất cao khó cạnh tranh .

Trong chiến lợc phát triển ngành sản xuất phân bón, chúng ta đang xây dựng 2 nhà máy sản xuất phân Urê ở phía Nam từ nguyên liệu khí thiên nhiên với công suất 760.000-800.000 tấn Urê/năm/mỗi nhà máy. Công nghệ và thiết bị nhà máy này theo trình độ hiện đại, tự động hoá cao, tiêu hao năng lợng thấp, tuy nhiên giá khí nguyên vật liệu của ta lại khá cao.

- Về phân hỗn hợp NPK : phân NPK của ta hiện nay chủ yếu đợc sản xuất theo 2 phơng pháp : trộn hạt và tạo hạt hơi nớc trong thùng quay. Thiết bị này có thể chế tạo trong nớc. Thời gian tới việc đầu t phát triển sản xuất sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thiết bị, nâng công suất, nâng tính năng cơ lý sản phẩm để nâng cao chất lợng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế.

- Trong năm 2003 theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn phân bón trong đó có 2 triệu tấn phân urê và 700.000 tấn phân DAP.

Nhìn chung, ngành sản xuất phân bón hoá học của Việt Nam có từ gần 40 năm nay, nên đội ngũ cán bộ trình độ còn hạn chế, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, đòi hỏi những năm tới Nhà nớc cần có một số biện pháp cần thiết để tạo sự bình ổn thị tr- ờng phân bón trong nớc gồm: phát động nội lực, tăng khả năng sản xuất các loại phân bón trong nớc, tăng cờng quản lý thị trờng, chống buôn lậu đầu cơ, kinh doanh hàng kém phẩm chất hàng giả. Nếu phát hiện những hành vi này cần sử lý nghiêm minh, phải có chiến lợc dự trữ phân bón , vì tình hình thế giới luôn biến động.

2. Định hớng hoạt động kinh doanh của công ty trong thơì gian tới2.1. Định hớng phát triển nhập khẩu 2.1. Định hớng phát triển nhập khẩu

Trong xu hớng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam không ngừng hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ hội nhập với khu vực và thế giới nh ra nhập AFTA, chuẩn bị tham gia WTO. Điều này đã tác động mạnh tới hoạt động kinh tế đối ngoại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có hàng nông nghiệp.

Riêng với ngành kinh doanh phân bón hiện nay vẫn còn cha đợc sự chỉ đạo của chính phủ. Hàng năm, Thủ tớng chính phủ ký quyết định nhập khẩu bao nhiêu phân bón và các công ty là đầu mối nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây với các quyết định của Thủ tớng chính phủ cho thấy chính sách nhập khẩu phân bón ngày càng đợc bổ xung hoàn thiện sát nhu cầu thi trờng, phản ánh một xu thế: Việc nhập khẩu kinh doanh phân bón ngày càng đợc tự do hoá, giảm sự điều hành của Nhà nớc, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhập khẩu. Nếu từ trớc năm 1997, Nhà nớc thờng giao cho các công ty đảm nhận chức năng dự trữ lu thông và rồi hàng năm thì lỗ hàng tỷ đồng, thì từ năm 1998 chức năng này không còn nữa, doanh nghiệp còn tự chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh của mình, Nhà nớc bù lỗ do trợt tỷ giá ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh phân bó. Bắt đầu từ 1999 và 2000 Nhà nớc không bù lỗ dới mọi hình thức.

Phân bón là mặt hàng đợc Nhà nớc xếp vào danh mục mặt hàng Nhà nớc không đợc giữ độc quyền. Việc quản lý doanh nghiệp nhập khẩu phân bón từ trớc đến nay Nhà nớc quản lý theo 2 cấp : vừa quản lý đầu mối vừa quản lý số lợng. Từ năm 2000 việc quản lý chỉ còn một cấp. Thủ tớng chính phủ chỉ định đầu mối, còn số lợng do các doanh nghiệp tự cân đối về tài chính và khả năng tiêu thụ để nhập khẩu. Với quyết định này các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón thực sự là các doanh nghiệp thuần tuý không còn đợc hởng các đặc quyền đặc lợi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự đối đầu với thị trờng, tự vơn lên bằng nỗ lực để chiếm lĩnh thị phần. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu VTNN và NS cũng không nằm ngoài trờng hợp này.

Sau đây là một số chỉ tiêu phản ánh kinh doanh nhập khẩu của công ty năm 2003 : Bảng 7. Bảng chỉ tiêu các mặt hàng kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003

Tổng khối lợng hàng hoá NK + Urê + Kali + DAP + SA + Các loại khác Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 750.000 300.000 50.000 150.000 50.000 200.000 Tổng khối lợng HH bán ra Tấn 850.000 Tổng doanh thu Tỷ đồng 380

Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh 1.

2.2. Phơng hớng phát triển hoạt động kinh doanh trong nớc của công ty

Ngành sản xuất phân bón của nớc ta chủ yếu để cung cấp cho nhu cầu trong n- ớc, phần xuất khẩu là không đáng kể. Do vậy, công ty luôn coi trọng thị trờng trong nớc và sau đây là một số định hớng trong năm tới của công ty.

- Về thị trờng : Hoạt động ổn định trên 3 thị trờng : Bắc, Trung, Nam, cố gắng giữ vững và mở rộng thị phần cũng nh phát triển thêm những thị trờng mới nh miền núi, trung du..

- Về khối lợng hàng hoá : Đảm bảo cung ứng đủ số lợng, kịp thời vụ mùa với giá cả hợp lý có lợi cho nông dân.

- Về cơ sở hạ tầng : Đổi mới trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng thêm hệ thống kho tàng đủ để đáp ứng nhu cầu dự trữ phân bón.

- Về tài chính : Kinh doanh phải có lãi, bảo toàn vốn, cố gắng đạt và vợt các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nớc và nhiệm vụ khác.

- Nguồn nhân lực : Do đặc điểm kinh doanh của công ty nên đây là yếu tố rất quan trọng, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Có chính sách sắp xếp lại nhân lực vào vị trí phù hợp làm phát huy sở trờng và năng lực của họ, bên cạnh đó công ty có kế hoạch đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho tong đối tợng lao động.

Phơng hớng lao động của công ty cũng nh toàn bộ công nhân viên không nằm ngoài mục tiêu là xây dựng công ty thành một đơn vị đầu đàn trong ngành kinh doanh phân bón. Dựa trên cơ sở thực tiễn và các định hớng mục tiêu của công ty, em xin đa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp để hoàn thiện quy trình nhập khẩu phân bón ở công ty.

Một phần của tài liệu Giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng Nhập khẩu phân bón hoá học ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp & Nông sản Hà Nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w