1 Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội (Trang 59 - 64)

thành sản phẩm tại đơn vị

3.1.1. Ưu điểm

Trong những năm qua, chúng ta đã thấy rõ được sự phát triển nhanh chóng của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội. Đơn vị hiện đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước trong lĩnh vực xuất bản và có rất nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành Giáo Dục nước ta. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế ở Nhà xuất bản giáo Dục tại Hà Nội nhìn chung công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của NXBGD tại Hà Nội có những ưu điểm sau:

Thứ nhất, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội đã thực hiện khá đầy đủ theo các quy định và Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành hiện hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006. Tổ chức bộ máy kế toán ở đây vừa tập tung vừa phân tán đảm bảo độ linh hoạt và sáng tạo trong quá trình hạch toán kế toán. Mô hình kế toán khá phù hợp. Đội ngũ kế toán viên rất vững chắc với việc Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội đã phân công công việc ra cho từng người thực hiện từng phần hành lĩnh vực cụ thể, tạo sự chuyên môn hoá tốt trong công việc. Cán bộ kế toán ở đây là những người rất nhiệt tình, năng động và được đào tạo bài bản, có chuyên môn vững vàng, thường xuyên được cập nhật các quy định, chế độ mới được ban hành có liên quan. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường xuyên được luân phiên giữa các cán bộ kế toán vì vậy mà công tác kế toán không bị gián đoạn. Đây là một nhân

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được đánh giá là thực hiện tốt, đáp ứng được nhu cầu quản lý của ban Giám đốc.

Thứ hai, Định kỳ hàng năm sau khi kết thúc năm tài chính, Kiểm toán Độc lập đều tiến hành kiểm tra tất cả các chứng từ, sổ sách, báo cáo của NXBGD tại Hà Nội. Điều này đảm bảo rằng các sai phạm nếu có thì đều được phát hiện, sửa đổi và điều chỉnh kịp thời phù hợp với các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành. Cùng với đó là sự tư vấn liên tục của các kiểm toán viên độc lập đã giúp cho ban Giám Đốc biết được những điểm mạnh mình đang có và những điểm yếu nào mà đơn vị mình đang còn gặp phải. Từ đó, ban Giám Đốc điều hành toàn đơn vị theo hướng tích cực phát huy điểm mạnh và khắc phục các hạn chế, và nhất là bộ phận làm công tác kế toán ở NXBGD tại Hà Nội. Hiện nay, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tồn tại dưới hình thức Công ty Mẹ - Công ty con nên việc ban hành hệ thống báo Cáo Tài Chính trung thực và Hợp lý là rất quan trọng trong việc phát triển của toàn Doanh nghiệp.

Thứ ba, Nhà Xuất Bản giáo Dục tại Hà Nội đang sử dụng hệ thống kế toán máy rất phù hợp với hình thức Nhật Ký Chung. Bên cạnh đó còn sử dụng Chứng Từ Ghi Sổ đã có thể quản lý được một lượng chứng từ lớn. Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội đã vận dụng hai hình thức ghi sổ này một cách linh hoạt và sang tạo để đáp ứng tình hình thực tế sản xuất cũng như công tác kế toán tại đơn vị. Hơn nữa, Phần mềm kế toán máy lại do chính Nhà Xuất Bản Giáo Dục tự viết đã đáp ứng tốt yêu cầu của hạch toán kế toán. Phần mềm kế toán máy này được xây dựng cho quy mô lớn và chặt chẽ, lại thường xuyên được cập nhật, sửa đổi điều chỉnh theo những thay đổi của chế độ kế toán. Nhờ đó mà công tác kế toán đã được giảm nhẹ hơn nhiều công việc mà vẫn đảm bảo chính xác, nhanh chóng và hết sức thuận tiện.

Thứ tư, Trong quá trình hạch toán đã hạn chế việc ghi chép trùng lặp mà vẫn đảm bảo thống nhất nguồn số liệu ban đầu, thống nhất về phạm vi phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan cũng như nội dung của công tác kế toán. Đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ rang, dễ hiểu. Việc tổ chức kế toán ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội là phù hợp

sử dụng đúng hệ thống tài Khoản Kế toán theo chế độ thì để phù hợp với hoạt động kinh doanh, Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội còn sử dụng các tài khoản cấp 2, cấp 3 và một hệ thống các tiểu khoản, Tiết khoản. Điều này đã giúp việc hạch toán chi tiết ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục được thuận lợi hơn rất nhiều.

Thứ năm, sản xuất SGK được lập kế hoạch khá chi tiết và cụ thể do vậy đơn vị có thể kiểm soát được hiệu quả các chi phí phát sinh trong quá trình xuất bản SGK. Mặt khác, SGK là mặt hàng được sản xuất hàng năm và chủ yếu của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội, do vậy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gặp nhiều thuận lợi, đơn vị ít phải hạch toán các khoản chi phí phát sinh bất thường trong quá trình sản xuất.

Thứ sáu, Nhà xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, thành phẩm trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho, phản ánh được chính xác nhanh chóng cả về số lượng nhập xuất tồn bất cứ thời điểm nào.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đạt được như trên thì việc tổ chức công tác kế toán ở Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội vẫn còn một số những nhược điểm sau:

Thứ nhất ta thấy hiện nay đơn vị đang sử dụng phương pháp Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất nguyên vật liệu. Tuy rằng, khối lượng công việc được giảm nhẹ nhưng độ chính xác lại không cao vì nó không tính đến độ biến động của giá Nguyên Vật liệu ở thời điểm hiện tại, nhất là trong thời gian năm 2008, giá cả thị trường biến động rất mạnh. Như năm 2008, tính theo phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước thì không chính xác, kết quả kinh doanh có thể lãi rất nhiều nhưng kết quả thực tế thì lại khác rất nhiều.

Thứ hai là hiện tại thì Nhà Xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội không sử dụng TK 627 trong việc hạch toán chi phí sản Xuất chung mà thay vào đó, các chi phí phát sinh trong giai đoạn chế bản và Thiết Kế Mỹ Thuật được hạch toán vào TK 15481 và TK 15482 ,

công trực tiếp SGK” lại là nơi tập hợp các chi phí phát sinh chung của Giai đoạn Chế Bản và Thiết kế mỹ thuật được phân bổ cho SGK. Các chi phí phát sinh chung này không chỉ bao gồm chi phí Nhân công trực tiếp mà còn gồm nhiều chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu phát sinh chung, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí công cụ - dụng cụ..Đây là một đặc thù trong cách hạch toán chi phí sản xuất ở Nhà Xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội, nhưng chưa hợp lý..

Thứ ba, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội có rất nhiều sản phẩm như SGK, sách Tham khảo..., trong mỗi loại sách thì lại có sự khác nhau về số trang sách, khổ sách,..khi sản xuất các xuất bản phẩm này có rất nhiều các chi phí khác nhau phát sinh. Một số chi phí như chi phí đọc, duyệt bản thảo, chi phí Chế bản, chi phí thiết kế mỹ thuật ... là các chi phí không thể tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm mà phải dựa vào tiêu thức để phân bổ chi phí một cách chính xác nhất cho từng sản phẩm để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Điều này làm cho việc tính giá thành sản phẩm ở đơn vị còn chưa thực sự chính xác

Thứ tư, Theo quy định của Nhà xuất bản Giáo dục hiện nay đơn vị có thể thanh toán tiền nhuận bút cho tác giả sau 2 tháng. Do vậy ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội còn xảy ra tình trạng sách nhập kho trước khi hạch toán chi phí nhuận bút cho tác giả do vậy có thể dẫn đến tình trạng giá thành sách nhập kho được xác định chậm do chi phí nhuận bút chưa được hạch toán đầy đủ vào giá thành sản xuất.

Thứ năm, về hệ thống chứng từ – quá trình luân chuyển chứng từ. Một số chứng từ của Nhà xuất bản Giáo Dục tại Hà Nội do phòng sản xuất kinh doanh viết như : hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ…. Sau đó cuối tháng mới chuyển về phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ. Điều này gây mất thời gian và không chính xác nếu có gì sai sót phòng kế toán không thể tự giải quyết được mà phải liên hệ với các phòng có liên quan. Để xem lại số lượng chứng từ trong một tháng thì khối lượng không phải là nhỏ. Hơn nữa, trong hệ thống chứng từ kế toán của đơn vị có 1 loại chứng từ kế toán có tên là “ Chứng từ ghi sổ” được lập cho tất cả các nghiệp vụ trừ nghiệp vụ thu tiền, chi tiền, nghiệp vụ mua hàng và bán hàng. Tên của loại chứng từ

này làm cho người đọc dễ nhầm là đơn vị đang sử dụng hình thức kế toán “ chứng từ ghi sổ” trong khi đơn vị lại đang sử dụng hình thức “ Nhật ký chung”.

Thứ sáu, đơn vị không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất do vậy vào các kỳ có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ chi phí sẽ cao hơn do phải gánh chịu toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ so với các kỳ khác

3.2 - Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội (Trang 59 - 64)