3. 2 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nộ
3.3.3. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung
Một điểm nổi bật trong công tác kế toán chi phí sản xuất hiện nay ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đó là đơn vị không sử dụng TK 627 khi tập hợp các chí sản xuất chung mà tập hợp trên TK 15481 đối với toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình Thiết kế mỹ thuật và TK 15482 đối với toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình Chế bản, và tập hợp các chi phí sản xuất chung khác trực tiếp vào TK 641, TK 642. Để việc hạch toán chi phí sản xuất chung tại đơn vị theo đúng với quy định của Chế độ kế toán Việt Nam đơn vị nên đưa vào sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Khi đó các chi phí phát sinh chung cho toàn bộ các loại sách mà đơn vị không thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm sẽ được tập hợp trên TK 627 sau đó sẽ phân bổ cho từng loại sách vào cuối kỳ. TK 627 sẽ được mở thành các TK cấp 2 sau để thuận tiện cho việc tập hợp và theo dõi từng loại chi phí: TK 6271 : Chi phí nhân viên.
TK 6272 : Chi phí vật liệu.
TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác.
Kế toán cũng có thể chi tiết thêm các Tiểu khoản và Tiết khoản cho phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Ví dụ:
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn đơn vị tháng 02/2008 là 286.137.911 (đ) được tập hợp trên TK 627, cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các loại sách, trong đó phân bổ chi phí khấu hao cho sản xuất SGK trong tháng 02/2008 là 63.662.188 (đ)
Nợ TK 6274 – 51A0001 : 63.662.188 Có TK 214 : 63.662.188
Cứ như vậy, kế toán tập hợp hết các chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng loại sách theo các bút toán tương tự. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng loại sách tính ra giá thành từng loại sách :
Nợ TK 15412: 456.338.771 ……….
Có TK 627: 7.225.336.118
Khi thực hiện phân bổ các chi phí phát sinh chung, đơn vị sử dụng số trang quy đổi của từng loại sách xuất bản để phân bổ. Theo đó, vào cuối mỗi kỳ kế toán phải tính ra số trang của từng loại sách xuất bản như số trang SGK xuất bản, số trang sách tham khảo, số trang tạp chí….rồi dựa vào số trang này để tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí chung. Cách phân bổ này có độ chính xác tương đối cao nhưng do ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội có nhiều loại sách với số lượng bản in rất lớn, mặt khác các loại sách này có hệ số khổ là khác nhau nên việc tính toán số trang quy đổi gặp nhiều khó khăn. Để giảm bớt khối lượng tính toán khi xác định tỷ lệ phân bổ, đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phân bổ là giá trị nguyên, vật liệu chính. Vì hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang tiến hành hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp chi tiết cho từng loại sách nên việc tính tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nguyên, vật liệu chính rất đơn giản.
=
Một điểm cần lưu ý nữa là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Hiện tại đơn vị không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Điều này làm sai lệch chi phí sản xuất được phân bổ giữa các kỳ.Đơn vị nên căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, giúp đơn vị chủ động hơn trong việc phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để xác định chi phí phải trích trước hàng tháng, kế toán lấy tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch chia cho số tháng hạch toán, hàng tháng kế toán ghi bút toán sau :
Nợ TK 627, 641, 642: Chi phí sửa chữa lớn trích trước của 1 tháng Có TK 335:
Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cho
SGK
Tổng chi phí NVL chính sản xuất SGK Tổng chi phí NVL chính sản xuất các sản phẩm
Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi như sau: Nợ TK 335: Số chi phí sửa chữa TSCĐ đã trích trước
Nợ TK 627, 641, 642: Số trích thiếu
Có TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh Khi số trích trước lớn hơn số phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 335: Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trích thừa Có TK 627, 641, 642:
Như vậy với định hướng hoàn thiện một số điểm trong kế toán chi phí sản xuất chung như trên có thể khẳng định rằng sẽ góp phần giảm được khối lượng công tác kế toán mà vẫn đảm bảo số liệu phản ánh chính xác và theo đúng chế độ kế toán hiện hành.