Các biện pháp tăng cường công tác tiêu thụ hàng hóa làm tăng lợ

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Chi nhánh Công ty đầu tư TM và dịch vụ - TKV - Xí nghiệp vật tư và vận tải (Trang 72 - 93)

nhuận tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp

Công tác tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn tồn tại một số điểm yếu cần khắc phục và dưới đây là một số biện pháp cụ thể theo ý kiến chủ quan của em nhằm giúp Xí nghiệp đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu thụ hàng hóa làm tăng lợi nhuận tiêu thụ:

Thứ nhất: Xí nghiệp ngoài việc kinh doanh vật tư, thiết bị, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa còn cung cấp vật tư hàng hóa dự trữ cho ngành Than thời gian lưu kho tương đối dài, phụ thuộc vào nhu cầu của các đơn vị trong ngành và trong từng thời kỳ. Do vậy việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp khoản thiệt hại có thể xảy ra do hàng hóa tồn kho bị giảm giá là

cần thiết nhằm phản ánh đúng giá trị thuần túy của hàng tồn kho đưa ra hình ảnh trung thực về tài sản của Xí nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Quá trình hạch toán diễn ra như sau:

Cuối niên độ kế toán, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 159_Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối niên độ kế toán sau:

− Nếu số dự phòng phải lập năm sau lớn hơn số dự phòng năm trước chưa sử dụng hết kế toán lập thêm phần chênh lệch và ghi:

Nợ TK 632: Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 159

− Nếu số dự phòng phải lập năm sau nhỏ hơn số dự phòng năm trước chưa sử dụng hết kế toán hoàn nhập dự phòng phần chênh lệch và ghi:

Nợ TK 159

Có TK 632: Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Thứ hai: Xí nghiệp nên tiến hành trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Khoản mục này được phép hạch toán vào chi phí nên điều này sẽ có lợi cho Xí nghiệp về phương diên thuế. Việc không lập dự phòng trước cho khoản nợ này đã làm cho chi phí trong kỳ tăng bất thường và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của Xí nghiệp. Mức dự phòng có thể được xác định theo công thức sau:

Số dự phòng cần lập = Số nợ phải thu * Tỷ lệ ước tính Tỷ lệ ước tính = Số phần trăm có thể mất

Ví dụ: Quý III/2007 số nợ phải thu là 1 237 876 345 trong đó số nợ chưa thu được và đã quá hạn thanh toán trên 3 tháng là 50 000 000, số quá hạn thanh toán trên 3 tháng đến 1 năm là 15 500 000 và số đã quá hạn thanh toán trên 1 năm 11 000 000. Như vậy số dự phòng cần lập của Xí nghiệp sẽ là:

50 000 000* 30% + 15 500 000*50% + 11 000 000*70% = 30 450 000. Cuối qúy III/ 2007, xác định số dự phòng phải thu khó đòi:

Nợ TK 642: 30 450 000

Có TK 139: 30 450 000

Trong quý IV/2007, đối với những khoản nợ khó đòi thực sự, không đòi được phải xử lý xóa sổ:

Nợ TK 139: phần đã lập dự phòng Nợ TK 642: phần chưa lập dự phòng

Có TK 131: số nợ phải thu khó đòi đã xử lý Đồng thời, ghi Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

Cuối quý IV/2007, căn cứ vào khả năng thanh toán của khách hàng để dự kiến mức dự phòng mới:

 Nếu mức dự phòng cần lập của kỳ này lớn hơn mức dự phòng đã lập ở kỳ trước còn lại chưa sử dụng thì lập bổ sung số chênh lệch

Nợ TK 642: số chênh lệch

Có TK 139: số chênh lệch

 Nếu mức dự phòng cần lập của kỳ kế toán này nhỏ hơn mức dự phòng đã lập ở kỳ trước còn lại chưa sử dụng thì hoàn nhập dự phòng số chênh lệch

Nợ TK 139: số chênh lệch

Thứ ba: Xí nghiệp cần chủ động hơn nữa trong công tác tổ chức dịch vụ bán hàng như: dịch vụ thông tin quảng cáo; phổ biến thông tin trả lời khách hàng về đường lối mới của Xí nghiệp, về các dịch vụ cung ứng, các mặt hàng. Xí nghiệp có thể tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình. Đầu tư cho quảng cáo sẽ giúp cho Xí nghiệp đến gần hơn với khách hàng và góp phần mở rộng đối tượng khách hàng cũng như thị trường tiêu thụ hiện tại của Xí nghiệp.

Thứ tư: Xí nghiệp nên có chính sách chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn để khuyến khích, thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Chiết khấu thương mại được ghi trong hợp đồng mua bán tùy theo giá trị hàng bán. Xí nghiệp phải theo dõi chặt chẽ số chiết khấu thương mại được thực hiện cho kế hoạch, phải theo đúng chính sách của Xí nghiệp.

Ví dụ: Ngày 10/10/2007 Xí nghiệp bán hàng phụ tùng Belaz, phụ tùng khác cho Cty CP than Núi Béo - TKV theo HĐ số 222985 trị giá chưa có thuế 216 000 000, thuế suất 5%, chiết khấu thương mại Xí nghiệp có thể áp dụng 5%.

Kế toán căn cứ vào HĐ GTGT kiêm phiếu xuất kho hạch toán như sau: Nợ TK 521: 11 340 000

Có TK 131: 11 340 000

Thứ năm: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền Xí nghiệp giảm cho khách hàng do khách hàng thanh toán tiền hàng trước thời hạn trong hợp đồng. Trong điều kiên Xí nghiệp phải đi vay vốn Ngân hàng cho các dự án, Xí nghiệp nên nghiên cứu, áp dụng công cụ chiết khấu thanh toán để thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm, tăng vòng quay của vốn.

Việc xây dựng tỷ lệ chiết khấu thanh toán phải được đặt trong quan hệ với lãi suất Ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu phải nhỏ hơn tỷ lệ lãi suất tiền vay Ngân hàng hàng tháng mà Xí nghiệp phải trả. Đồng thời tỷ lệ chiết khấu thanh toán phải lớn hơn tỷ lệ lãi suất tiền gửi nếu nhỏ hơn khách hàng sẽ gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi và trả chậm cho Xí nghiệp. Với những khách hàng nợ quá hạn Xí nghiệp có thể phạt bằng cách tính lãi suất trên phần trả chậm cao hơn lãi suất vay vốn Ngân hàng.

Việc sử dụng chiết khấu thanh toán làm tăng chi phí của Xí nghiệp nhưng lại giúp Xí nghiệp thu hồi vốn nhanh, giảm khoản chi phí lãi suất do phải vay vốn Ngân hàng. Xí nghiệp nên xem xét mối quan hệ chi phí – lợi ích mà công cụ này mang lại để có thể sử dụng linh hoạt góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.

Ví dụ: Ngày 15/10/2007 Xí nghiệp bán Xăm – yếm ôtô cho Công ty than Cọc Sáu – TKV theo HĐ số 223004 với giá chưa có thuế là 56 000 000, thuế suất 10%, chiết khấu thanh toán 1% áp dụng cho khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày. Công ty than Khe Chàm – TKV thanh toán ngay, khi đó kế toán hạch toán:

Nợ TK 635: 616 000 Có TK 112: 616 000

Thứ sáu: Hiện nay Xí nghiệp chỉ sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp trong tiêu thụ nên đã khiến công tác tiêu thụ cả Xí nghiệp còn hạn chế. Xí nghiệp nên mở rộng thêm các phương thức bán hàng để thu hút thêm khách hàng và tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ. Xí nghiệp có thể áp dụng thêm phương thức bán hàng qua đại lý bằng cách thiết lập hệ thống các đại lý gần thị trường tiêu thụ, gần các khu mỏ khai thác than: trong trường hợp này khi

Xí nghiệp gửi hàng cho đại lý hàng vẫn thuộc quyền sơ hữu của Xí nghiệp. Xí nghiệp hạch toán vào doanh thu khi đại lý trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán cho hàng gửi bán.

Trên đây là một số ý kiến chủ quan của em nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ cũng như kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí nghiệp giúp cho việc hạch toán kế toán diễn ra được thuận lợi hơn và đẩy mạnh mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận tiêu thụ của Xí nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, tiêu thụ hàng hóa luôn là một khâu quan trọng trong quá trính sản xuất kinh doanh. Quá trình tiêu thụ hàng hóa đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Quá trình tiêu thụ đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu thì việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đòi hỏi ngày càng phải hoàn thiện hơn.

Bản báo cáo trên đây đã khái quát một cách rõ nét về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Chi nhánh Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại & dịch vụ - TKV - Xí nghiệp vật tư và vận tải. Trong suốt quá trình xây dựng và không ngừng phát triển Xí nghiệp đã ngày càng khẳng định được uy tín và hình ảnh trên thương trường. Và một trong những yếu tố dẫn đến thành công này không thể không kế tới bộ phận kế toán – một công cụ thực sự đắc lực cung cấp thông tin kịp thời và hữu hiệu cho ban quản lý Xí nghiệp đặc biệt trong khâu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà kế toán Xí nghiệp cần hoàn thiện trong công tác tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới, để có thể bắt nhịp với sự vận động và thách thức trên những chặng đường tới của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hội nhập. Bản báo cáo cũng đã đưa ra một số ý kiến chủ quan của cá nhân em về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp hy vọng sẽ được ban lãnh đạo Xí nghiệp lưu tâm như một đóng góp nhỏ vào việc hoàn thiện và phát triển hệ thống kế toán tại Xí nghiệp.

Từ góc nhìn của một sinh viên chuyên ngành kế toán và với thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên nội dung của bản báo cáo chưa thực sự sâu sắc và

không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để nội dung nghiên cứu này được phong phú, đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Em xin cảm ơn các cô chú trong phòng Tài chính kế toán của Chi nhánh Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại & dịch vụ - TKV - Xí nghiệp vật tư và vận tải và PGS.TS.Nguyễn Minh Phương đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Chi nhánh Công ty đầu tư thương mại và dịch vụ - TKV – Xí nghiệp vật tư và vận tải năm 2006, 2007.

2. Hệ thống tài khoản, chứng từ sử dụng tại Xí nghiệp.

3. Quyết định số 15/ 2006/ QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. 4. Giáo trình kế toán tài chính, PGS.TS. Nguyễn Văn Công

5. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, PGS.TS.Phạm Thị Gái – NXB Thống kê 2004.

6. Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển I, II – NXB Tài chính. 7. Luận văn tốt nghiệp khóa 44,45.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt TKV CP BH & CCDV GVHB QLDN TSCĐ TSBQ BHYT BHXH KPCĐ KT TK GTGT HĐ GTGT HĐ CC – DC BH KD BT Nội dung

Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam Cổ phần

Bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán

Quản lý doanh nghiệp Tài sản cố định

Tài sản bình quân Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội Kinh phí công đoàn Kế toán

Tài khoản Giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng Hợp đồng

Công cụ - dụng cụ Bán hàng

Kinh doanh Bút toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU...1

Phần 1:TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VÀ VẬN TẢI...3

...3

1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh...3

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp...3

1.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh và quy mô vốn...4

1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp...5

1.2.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp...5

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ...6

Chi nhánh Công ty Đầu tư, Thương mại & Dịch vụ - TKV - Xí nghiệp Vật tư & Vận tải...6

Phòng...6 Đội xe ôtô...6 Phòng...6 Phòng ...6 tổ chức hành chính...6 Đoàn TVN 06...6

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy quản lý...6

Giám đốc Xí nghiệp...7

Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, là người chịu trách nhiệm trước Công ty và cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp về thu nộp các khoản phải nộp cho Nhà nước và cấp trên và điều hành trực tiếp một số phòng nghiệp vụ về hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:...7

1.2.2.Hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp...10

1.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm...11

Bảng 1.1. Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2006 – 2007...11

1.2.4.Xu hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới...12

1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp...13

1.3.1. Đặc điểm bộ máy kế toán tại Xí nghiệp...13

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN...14

KẾ TOÁN TRƯỞNG...14

Kế toán lương...15

Thủ quỹ...15

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...15

Kế toán trưởng...15

Phó phòng kế toán...15

Kế toán thanh toán...15

Kế toán công nợ...16

Kế toán lương và BHXH...16

Kế toán TSCĐ, vật liệu, công cụ - dụng cụ...16

Thủ quỹ...16

1.3.2. Hình thức kế toán và đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Xí nghiệp...16

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN...17

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán...18

1.3.3.Đặc điểm phần hành kế toán chủ yếu của Xí nghiệp...19

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền...19

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán kế toán hàng tồn kho...20

Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán kế toán TSCĐ...21

Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán kế toán tiền lương...22

Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...23

Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả haotj động sản xuất kinh doanh...23

Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán kế toán nợ phải trả...24

Phần 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI XÍ NGHIỆP ...25

VẬT TƯ VÀ VẬN TÀI ...25

2.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Xí nghiệp...25

2.1.1. Đặc điểm hàng hóa tiêu thụ...25

2.1.2. Thị trường tiêu thụ...26

2.1.3. Phương thức tiêu thụ hàng hóa...26

2.1.4. Phương thức thanh toán...27

2.2. Hạch toán tiêu thụ hàng hóa...28

2.2.1. Phương pháp xác định giá hàng hóa tiêu thụ...28

Sơ đồ 2.1. Hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song song

...29

Biểu 2.1. Mẫu phiếu nhập kho...32

Biểu 2.2. Mẫu phiếu nhập kho...33

Biểu 2.3. Mẫu thẻ kho...33

Biểu 2.4. Mẫu sổ chi tiết hàng hóa...34

Biểu 2.5. Mẫu bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn...35

2.2.3. Hạch toán tổng hợp tiêu thụ hàng hóa...36

2.2.3.1. Hạch toán giá vốn hàng bán...36

Biểu 2.6. Mẫu sổ chi tiết tài khoản đối ứng TK 156...38

Biểu 2.7. Mẫu Nhật ký chứng từ số 10 ghi Có TK 156...39

Biểu 2.8. Mẫu Nhật ký chứng từ số 10 ghi Có TK 632...40

Biểu 2.9. Mẫu Sổ Cái TK 156...41

Biểu 2.10. Mẫu Sổ Cái TK 632...42

2.2.3.2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ...43

Biểu 2.11. Mẫu Nhật ký chứng từ số 10 ghi Có TK 511...45

Biểu 2.12. Mẫu Sổ Cái TK 511...46

2.2.3.3. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng...47

Biểu 2.13. Mẫu bảng kê số 11...49

Biểu 2.14. Mẫu Nhật ký chứng từ số 10 ghi Có TK 131...50

Một phần của tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Chi nhánh Công ty đầu tư TM và dịch vụ - TKV - Xí nghiệp vật tư và vận tải (Trang 72 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w