CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU:

Một phần của tài liệu Bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 47)

- Dưới góc độ quốc tế:

c) Đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ:

1.4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU:

Có rất nhiều cách để bảo vệ thương hiệu nếu hiểu thương hiệu thật đúng và đủ. Tuy nhiên, xét tổng thể thì các phương pháp bảo vệ gồm có: đăng ký bảo hộ; tự bảo vệ và tận dụng sức mạnh tập thể của thương hiệu quốc gia. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhầm lẫn giữa việc bảo vệ thương hiệu chỉ là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nếu hiểu theo nghĩa đó, doanh nghiệp sẽ khó giữ được thế chủ động đối với chính thương hiệu. Tất nhiên, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và các sáng chế công nghiệp khác là cần thiết nhưng các doanh nghiệp cũng nên chủ động tự bảo vệ thương hiệu. Sau đây là một số phương pháp bảo vệ thương hiệu mà các doanh nghiệp có thể sử dụng:

Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành. Chính vì vậy, nói đến đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc đăng ký bảo hộ các yếu tố cấu thành đó. Và quan trọng nhất trong số đó là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên cơ sở bảo vệ của pháp luật là cách tốt nhất để các doanh nghiệp tránh được những cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và các yếu tố liên quan như kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý…sẽ không hoàn toàn giống nhau ở những quốc gia khác nhau.. Các doanh nghiệp phải chú ý tìm hiểu kỹ càng trước khi đăng ký bảo hộ tại bất cứ quốc gia nào.

Ở Việt Nam, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chủ yếu vẫn là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo Bộ luật dân sự (1995) và Nghị định 63/NĐ-CP. Ngoài ra còn có Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Ở châu Âu và ở Mỹ cũng đều có những quy định riêng về đăng ký bảo hộ thương hiệu mà đề án này đã nhắc đến ở phần 1.4.1.1. Nói chung, quy định của mỗi nước về đăng ký bảo hộ thương hiệu đều tuân theo công ước Paris, thỏa ước Madrid, hiệp định TRIPs nhưng mỗi nước vẫn có những quy định riêng của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành thủ tục đăng ký hoặc thuê luật sư hiểu rõ các luật này.

Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

+ Thứ nhất, đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bảo đảm cho các doanh nghiệp được phát triển bình đẳng, hạn chế bớt sự cạnh tranh của các đối thủ không lành mạnh trên thị trường.

+ Thứ hai, bảo hộ thương hiệu sẽ khuyến khích hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hay vào các doanh nghiệp Việt Nam. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi đầu tư cho doanh nghiệp, sản phẩm có cơ sở pháp lý vững chắc.

+ Thứ ba, bảo hộ thương hiệu cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra chiếm lĩnh các thị trường nước ngoài, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nuớc. Bảo hộ thương hiệu sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất hiện với tư cách là những người tham gia bình đẳng trong hệ thống thương mại toàn cầu.

+ Thứ tư, bảo hộ thương hiệu còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tránh bị nhầm lẫn, bị lừa dối trong quá trình lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng là một trong những mục đích hướng tới văn minh thương mại của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay vì tiêu chí để kinh doanh thành công là “khách hàng luôn là thượng đế”

1.4.2.2. Tự bảo vệ:

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của các doanh nghiệp chỉ là điều kiện cần để các doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình. Điều kiện đủ của việc bảo vệ thương hiệu chính là các doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu cho mình bởi thực tế cho thấy khong phải khi nào và ở đâu hệ thống luật pháp thực thi về quyền sở hữu trí tuệ cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Có chủ động tự bảo vệ thương hiệu các doanh nghiệp mới có thể duy trì và phát triển thương hiệu một cách tốt nhất. Có rất nhiều cách để tự bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp như: mở rộng hệ thống phân phối; nâng cao chất lượng hàng hóa; kiểm soát chặt chẽ khối lượng hàng hóa; đảm bảo những dấu hiệu riêng biệt trên bao bì, nhãn mác; rà soát hệ thống phân phối và cảnh báo xâm phạm, tăng cường thông tin đến khách hàng. Các doanh nghiệp cần biết phối hợp một cách hợp lý các phương pháp này sao cho phù hợp nhất với tiềm

lực tài chính và chuyên môn của doanh nghiệp mình.

Việc mở rộng hệ thống phân phối tại các thị trường mục tiêu là điều kiện cần thiết để bảo vệ và đồng thời phát triển một thương hiệu. Khi hệ thống phân phối được mở rộng một cách hợp lý, khách hàng sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn và trực tiếp với doanh nghiệp. Vì thế, hạn chế được phần nào sự xâm nhập của hàng giả và doanh nghiệp còn lắng nghe được những phản hồi từ phía người tiêu dùng. Hệ thống phân phối được mở rộng sẽ tạo điều kiện gia tăng doanh số bán hàng, củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường cũng như gia tăng năng lực níu giữ tập khách hàng trung thành.

Hàng giả, hàng nhái có thể bắt chước về kiểu dáng, về bao bì nhưng không thể bắt chước được chất lượng của doanh nghiệp nếu hàng hóa của doanh nghiệp luôn coi chất lượng là hàng đầu. Với hàng hóa có chất lượng tốt tự nó sẽ có tác dụng “hữu xạ tự nhiên hương” và khách hàng sẽ cảm nhận được. Khi họ đã tin vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thì tự họ sẽ có cảm nhận được sự khác biệt giữa hàng thật và hàng giả, hàng nhái.

Kiểm soát chặt chẽ khối lượng hàng hóa giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát thị trường tiêu thụ của mình hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận ra dấu hiệu của việc cạnh tranh không lành mạnh và kịp thời có biện pháp xử lý. Hơn nữa, việc xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu thương hiệu hầu như chỉ được vận hành khi có khiếu kiện của người bị hại. Chính điều này đặt ra cho các doanh nghiệp phải phát hiện sớm nhất và cảnh báo được những vi phạm về thương hiệu một cách vô tình hay cố ý.

Đảm bảo những dấu hiệu riêng biệt trên bao bì, nhãn mác hay còn gọi là đánh dấu bao bì là biện pháp hữu hiệu để hạn chế hàng giả. Để đánh dấu bao bì, có thể sử dụng phương pháp vật lý như dán tem, tạo các khóa bảo vệ trên nắp bao bì, in dấu trên bao bì; hoặc sử dụng phương pháp hóa học như đánh dấu bằng các chất chỉ thị màu. Việc đánh dấu bao bì còn tạo cho người tiêu dùng cảm giác được chăm sóc và an toàn hơn khi chấp nhận thương hiệu. Về nguyên tắc thì các biện pháp đánh dấu bao bì cũng cần thường xuyên thay đổi để hàng giả khó theo kịp nhưng việc thay đổi này cần thông tin kịp thời và đầy đủ tới khách hàng.

Rà soát hệ thống phân phối và cảnh báo xâm phạm, tăng cường thông tin đến khách hàng một mặt sẽ tăng cường khả năng nhận biết và phát hiện kịp thời sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái trên thị trường, mặt khác gia tăng mối liên lạc và cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp khách hàng có thêm kiến thức để lựa chọn hàng hóa.

Việc áp dụng các phương pháp tự bảo vệ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn với thương hiệu của mình đồng thời cũng góp phần tăng thêm nội lực cho chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, đây là điều cần thiết khi các doanh nghiệp thực sự muốn bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.

1.4.2.3. Lập hệ thống thương hiệu quốc gia để gia tăng sức mạnh bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp:

Việc lập hệ thống thương hiệu quốc gia để gia tăng sức mạnh bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp chính là phát huy vai trò của hiệp hội trong phát triển thương hiệu, bảo vệ thương hiệu. Hệ thống thương hiệu quốc gia có tác dụng như một chỉ dẫn địa lý với các mặt hàng xuất khẩu. Nó có tác dụng như bộ mặt cho hàng hóa của mỗi quốc gia, trong đó, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và hệ thống thương hiệu quốc gia là mối quan hệ hai chiều tác động lẫn nhau.

Trên thế giới, đã có những nước xây dựng thành công thương hiệu quốc gia của mình. Thành công nhất phải kể đến đất nước Ấn Độ với chương trình “Incredible India” (Ấn Độ tuyệt vời) và Trung Quốc với chương trình “Secondary City in China” (thành phố thứ hai của Trung Quốc). Bên cạnh đó cũng có một số nước áp dụng thành công mô hình này như New Zealand với chương trình “Fern Brand”, Australia với Made in Australia, Ecuador có “Ecuador Brand” và Thái Lan với “Thailand’s Brand”. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để thành công trong việc xây dựng mô hình này, các nước đã phải khéo léo trong các kỹ thuật maketting, chủ động định vị hình ảnh hàng hoá của họ trong tâm trí nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu.

Thương hiệu quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút đầu tư, thu hút nhân tài, giúp doanh nghiệp “ngẩng cao đầu“ trong các cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài. Uy tín của một đất nước sẽ làm tăng sức mạnh của một thương hiệu, một doanh nghiệp. Và ngược lại, uy tín, hình ảnh của từng thương hiệu, doanh nghiệp riêng lẻ sẽ góp phần tạo nên một thương hiệu quốc gia.

PHẦN II:

THỰC TRẠNG BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU HÀNG HÓA HIỆN NAY Ở VIỆT NAM.

2.1. THỰC TRẠNG BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY:

Một phần của tài liệu Bảo vệ thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w