THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc (Trang 28)

1.5.1. Thuận lợi

+ Công ty có sự phân công, phân nhiệm từng công việc rõ ràng. Tạo tính độc lập trong quá trình làm việc và mức độ hoàn thành công việc cao.

+ Bộ máy kế toán có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn dày dạn, kỹ năng sử dụng máy vi tính thành thạo. Sử dụng chương trình phần mềm Fast Accounting

+ Bộ máy quản lý luôn tận tình công việc, không có thái độ ỷ lại,làm việc khách quan, tiếp thu ý kiến của cán bộ công nhân viên và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

+ Quan hệ giữa các thành viên trong phòng kế toán nói riêng và cả công ty nói chung rất thânh thiện, rõ ràng, luôn hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống

+ Công ty có chính sách khen thưởng, phát rõ ràng, hợp lý. Làm tăng tính tự giác, kích thích khả năng sản xuất.

+ Công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng làm cho mức khấu hao được phân bổ đều đặn vào giá thành, làm cho giá thành ổn định. Mặt khác tính toán đơn giản nên rút ngắn được thời gian.

+ Công ty có thị trường rộng, bao gồm trong và ngoài nước.

+ Máy móc thiết bị, nhà xưởng, quần áo bảo hộ lao động đảm bảo điều kiện lao động cho công nhân.

+ Công ty luôn chấp hành, tuân thủ mọi chế độ do nhà nước ban hành.

1.5.2. Khó khăn

+ Thị trường tiêu thụ rộng nên việc giao hàng, ký kết hợp đồng còn gặp nhiều khó khăn do địa hình, thời tiết…, công tác thu hồi nợ phức tạp. Việc cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt, chất lượng sản phẩm đòi hỏi cao hơn.

+ Các chế độ tài chính thường xuyên thay đổi, đặc biệt công ty đã lên sàn giao dịch chứng khoán. Đòi hỏi các cán bộ kế toán nói riêng và toán công ty nói chung cần phải nỗ lực tìm tòi và học hỏi

+ Bộ máy kế toán mặc dù có trình độ cao, nhưng với quy mô của công ty thì việc hoàn thành công việc theo tiến độ gặp nhiều khó khăn.

+ Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cũng gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ khấu hao hàng năm đều nhau nên khả năng thu hồi vốn chậm, tài sản cố định khó tránh khỏi bị hao mòn vô hình nhưng chưa tính hết hao mòn đó.

+ Vấn đề chổ ở cho công nhân viên ở xa còn gặp nhiều khó khăn do vượt quá khả năng của công ty.

1.5.3. Giải pháp

+ Hiện nay cạnh tranh thị trường tiêu thụ gay gắt vì thế công ty nên nâng cao chất lượng sản phẩm, có hướng khai thác thị trường mới, thêm nghành nghề kinh doanh sản xuất sản phẩm mới…

+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, tư tưởng cho công nhân viên công ty, thông báo sự thay đổi của thị trường.

+ Tạo chổ ở cần thiết cho những công nhân viên ở xa, còn gặp nhiều khó khăn để tạo điều kiện cho công nhân viên làm việc tốt hơn

+ Có chế độ tiền lương, thưởng, phạt phù hợp tạo tinh thần đoàn kết trong công ty để tạo thành khối vững chắc. Xử lý nghiêm những cán bộ công nhân viên vi phạm theo đúng nguyên tắc đã đề ra.

+ Công ty có cơ cấu nguồn vốn: Nợ phải trả tăng làm cho khả năng thanh toán của công ty gặp nhiều khó khăn. Công ty cần có hướng giải quyết để có cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn, tăng khả năng thanh toán của công ty.

PHẦN HAI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỨC ĂN CHĂN NUÔI THIÊN LỘC

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG

2.1.1. Đặc điểm kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng tại Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc

- Tiền lương: Là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian,sức lao động mà họ cống hiến.Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thiên lộc xác định tiêu chí tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi người lao động mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của công ty. Nếu công ty có chính sách tiền lương hợp lý sẽ kích thích được người lao động trong nâng cao ý thức, lao động sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.Tài khoản sử dụng TK334.

- Quỹ lương: Là toàn bộ tiền lương tính theo số công nhân viên trong công ty,do do công ty quản lý v à chi trả tiền lương.

Quỹ lương bao gồm:

+ Tiền lương trong thời gian đi công tác, nghỉ phép, đi học… + Các loại phụ cấp làm thêm giờ.

+ Các khoản tiền thưởng có tính chất làm thêm. + Tiền ăn ca của công nhân viên.

- Quỹ BHXH: Quỹ BHXH là quỹ dùng trợ cấp cho người lao động có tham

gia đóng góp quỹ khi tạm thời hay vĩnh viễn mất khả năng lao động.

Tại công ty quỷ BHXH được trích theo quy định hiện hành, hàng tháng trích (22%) trên hệ số lương theo quy định.Đóng BHXH cho công nhân viên trong tháng, trong đó tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (16%), khấu trừ vào tiền lương trong thang là (6%) của công nhân viên.Tài khoản sử dụng TK 3383

- Quỹ BHYT: Quỹ BHYT là quỹ dùng đài thọ cho người lao động có tham gia

đóng góp quỹ trong tr ường hợp khám chữa b ệnh.

Tại công ty, tỷ lệ trích lập quỷ BHYT được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tiền lương cơ bản. Theo chế độ hiện hành tỷ lệ trích BHYT là 4,5% trong đó 3% doanh nghiệp nộp tính vào chi phí, 1,5% còn lại do người lao động nộp trừ vào lương. Tài khoản sử dụng TK 3384

- Quỹ BHTN: Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp

- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Tài khoản sử dụng TK 3383

- Kinh phí công đoàn: Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí công đoàn trên tổng số lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng và được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động. Toàn bộ số kinh phí công đoàn được trích một phần (1,45%) được nộp lên cho công đoàn cấp trên,một phần (0,55%)dữ lại để phục vụ hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.Tài khoản sử dụng TK 3382

2.1.2.Phương pháp tính lương.

2.1.2.1. Bộ phận văn phòng và CNTT ăn lương theo sản luợng SPSX trong tháng. Mỗi CBCNV có một hệ số thực trả do đơn vị quy định

Hiện nay công ty CP thúc ăn chăn nuôi Thiên Lộc đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Là hình thức trả lương được tính theo số sản lượng được hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm. Quỹ lương được xác định bằng tổng sản phẩm hoàn thành trong tháng nhân với đơn giá tiền lương. Từ quỹ lương xác định được đơn giá tiền lương trên một hệ số lương (không áp dụng cho bộ phận bán hàng).Đây là hình thức phổ biến được các đơn vị sử dụng để tính lương phải trả cho CNVTT sản xuất sản phẩm.

Đơn giá tiền lương của công ty

Đơn giá tiền luơng được áp dụng cho năm 2010 là; 105đ/kg, đơn giá này không bao gồm lương của bộ phận bán hàng (phòng kinh doanh), lương của bộ phận bán hàng được quy định khoán riêng theo sản lượng bán ra.

Quỹ lương chung = Đơn giá (X) Sản lượng SX nhập kho trong tháng Ví dụ: Sản lượng công ty: 1.200 tấn/th

Quỹ lương chung = 105 đ/kg x 1.200 tấn/ th

Đơn giá tiền lương/hệ số thực trả

TỔNG QUỸ LƯƠNG ĐGTL/ HỆ SỐ = --- TỔNG HỆ SỐ TIỀN LƯƠNG

Bảng chấm công là bảng tổng hợp theo dõi thực tế ngày công làm việc, nghỉ việc cụ thể của từng người. Từ đó làm căn cứ trả lương và quản lý lao động trong doanh nghiệp. Hằng ngày tổ trưởng (phong, ban, nhóm..) hoặc người được ủy quyền căn cứ vào bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người và nghi vào bảng theo quy định. Cuối tháng người quản lý bộ phận ký vào bảng chấm công và các chứng từ liên quan chuyển cho phòng kế toán kiểm tra đối chiếu quy ra công tính lương và tính bảo hiểm.

HỆ SỐ CÁ NHÂN (x) ĐƠN GIÁ TL/HỆ SỐ

LƯƠNG CÁ NHÂN = --- (x) CÔNG THỰC TẾ 26 CÔNG

2.1.2.2. Lương của bộ phận thị trường (bán hàng)

Khung sản lượng bán hàng để tính luơng cứng

Đvt: ngàn đồng

TT Chức danh Số

lượng Mức khoán lương

Dưới 50 tấn/th Đến 50 tấn/th Đến 70 tấn/th Đến 100 tấn/th Đến 125 tấn/th Đến 150 tấn/th Đến 170 tấn/th 1 T.phòng.KD 01 2 Trưởng vùng 02 3.000 3.000 3.000 3 Nhân viên BH 2.000 2.200 2.500 2.700 3.000 3.500

- Lương của Trưởng phòng = sản lượng bán trong tháng ( x ) 10 (đ/kg). - Lương của Trưởng vùng: 3.000.0000 đồng/ tháng

- Lương của nhân viên bán hàng được tính theo mức sản lượng mà người đó bán được căn cứ vào khung sản lượng.

Khung thưởng bán hàng đạt - vượt chỉ tiêu nhận khoán trong tháng: Lương mức nhận khoán (N) - Lương mức nhận khoán (N+ 20,25,10)

= --- 20 (25, 10)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY

2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu

- Hạch toán ban đầu về tiền lương và các khoản trích theo lương có ý nghĩa quan trọng vì hạch toán ban đầu chính xác từ đó mới có thể vào sổ sách kế toán và bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí mới phản ánh đúng tình hình hoạt động của công ty và giúp ban lãnh đạo nắm được tình hình trong công ty.

- Hạch toán ban đầu về tiền lương và các khoản trích theo lương phải phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời vào chứng từ, bảng chấm công, bảng tính lương, bảng tính BHXH khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phải kiểm tra liên tục các khoản chi lương, BHXH toàn công ty, đồng thời quy định rõ người chịu trách nhiệm ghi các thông tin kế toán trên.

- Các chứng từ ban đầu của nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương.

+ Bảng chấm công

+ Bảng tính tiền lương + Bảng trích BHXH

+ Bảng thanh toán tiền lương

+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội - Sổ sách sử dụng. + Sổ nhật ký chung + Sổ cái TK334 + Số cái TK3382 + Số cái TK3383 + Số cái TK3384 - T ài khoản sử dụng.

Tiền lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty được tập hợp và theo dõi trên tài TK 334 ( phải trả người lao động ),TK338 (phải trả khác) Bao gồm tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp, bộ phân quản lý phòng ban và các khoản trích theo lương. Các tài khoản sử dụng.

+ TK 334 Phải trả người lao động. + TK338 Phải trả khác

Chi tiết:

+ TK 3382 Kinh phí công đoàn.

+ TK 3383 Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp. + TK 3384 Bảo hiểm y tế.

Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như: TK111, TK622,TK627, TK642….

Phương pháp hạch toán

Bộ phận văn phòng

Đơn giá tiền lương trên hệ số tháng1 năm 2010

Tổng sản lượng đạt tiêu chuẩn nhập kho tháng 1: 1.379.305 tấn Tổng sản lượng tái chế trong tháng: 9.550 tấn Trong đó tổng sản lượng tái chế không có lỗi SX: 5.375 tấn Tổng sản lượng tính lương: 1.375.130 tấn Định mức: 105 đ/kg Tổng quỹ lương theo sản phẩm 144.388.000 đồng Phụ cấp độc hại: 130.000 đồng Tổng quỷ lương thực tế: 144.518.000 đồng Trong đó số tiền thuê ngoài: 3.492.000 đồng Lương cán bộ công nhân viên: 141.026.000 đồng Tổng hệ số toàn công ty: 158.8 hs Đơn GTL/HS = 141158.026,8.000 = 888.000 đ/hs

Bảng 2.1: Bảng chấm công lao động thực tế

Đơn vị: Công ty CPTACN Thiên Lộc Mẫu số: 02-LĐTL

Bộ phận: Bộ phận văn phòng BẢNG CHẤM CÔNG LAO ĐỘNG THỰC TẾ (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC

Tháng 1 năm 2010 Ngày 20/03/2006 Của Bộ trưởng BTC)

Số: ………

Họ và tên Ngày công trong tháng Tổng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

1.Nguyễn Ngọc Phương x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26

2.Nguyễn Đức Lý x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26

3. Nguyễn Lộc Huyền x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26

……… .. .. .. .. … … …. … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …

18. Bùi Văn Hoài x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30

19. Phan Quốc Lương x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31

20. Lê Văn Sơn x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31

21. Trần Thị Xuân x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30

22. Lê bá Trọng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26

23. Vương Khả Lương x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26

Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (Ký) (Ký) (Ký)

Bảng 2.2: Bảng tính tiền lương

Đơn vị: Công ty CPTACN Thiên Lộc BẢNG TÍNH TIỀN LƯƠNG

Bộ phận: Bộ phận văn phòng Tháng 1 năm 2010 Đvt:đ ồng TT Họ và Tên Hệ số lương Ngày công Lương chính Phụ cấp Thành tiền 1 Nguyễn Ngọc Phương 6.0 26 5.328.000 5.328.000 2 Ngô Đức Lý 5,2 26 4.618.000 4.618.000 3 Nguyễn Lộc Huyền 5,2 26 4.618.000 4.618.000 4 Phan Hữu Trọng 5,2 26 4.618.000 4.618.000 5 Hà Thị Phương 4,0 24 3.279.000 3.279.000 6 Nguyễn Như Định 3,6 27 3.320.000 3.320.000

7 Nguyễn T Minh Huyền 3,2 24 2.623.000 2.623.000

8 Nguyễn Thuý Hà 2,6 19 1.678.000 1.678.000

9 Nguyễn Thị Long 2,3 27 2.121.000 2.121.000

10 Phạm Bá Tình 4,0 26 3.552.000 3.552.000

11 Nguyễn Văn Hoá 4,0 26 3.552.000 3.552.000

12 Bùi thị Thu Hương 2,6 26 2.309.000 2.309.000

13 Nguyễn Hữu Thọ 3,3 29 3.269.000 3.269.000

14 Trịnh Tiến Chiến 3,1 26 2.753.000 2.753.000 15 Nguyễn Ngọc Anh 3,1 26 2.753.000 2.753.000 16 Nguyễn Huy Thắng 2,6 31 2.753.000 2.753.000

17 Trần Quốc Hoà 2,5 27 2.305.000 2.305.000

18 Bùi Văn Hoài 2,5 30 2.562.000 2.562.000

19 Phan Quốc Lương 2,5 31 2.647.000 2.647.000

20 Lê Văn Sơn 2,5 31 2.647.000 2.647.000

21 Trần Thị Xuân 2,5 30 2.562.000 2.562.000

22 Lê Bá Trọng 3,6 26 3.197.000 3.197.000

23 Vương Khả Lương 3,6 26 3.197.000 3.197.000

Cộng 72.270.000 72.270.000

Ngày 31 tháng 01 năm 2010

Giám đốc Kế toán trưởng Ph òng TC- L ĐTL

(ký) (ký) (ký)

Bảng 2.3: Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w