Chiến lươc phát triển thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 62 - 63)

- Quy tắc sử dụng:

3.1.1.3. Chiến lươc phát triển thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh

Sau khi đã lựa chọn được mô hình xây dựng thương hiệu mạnh thì việc tiếp theo cần làm là hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu:

- Mô hình thương hiệu cá biệt: Còn gọi là thương hiệu riêng hay thương hiệu cá thể của doanh nghiệp; là thương hiệu của từng chủng loại hoặc dòng hàng hoá, dịch vụ cụ thể của một doanh nghiệp; cung cấp một hệ thống giá trị riêng; được định vị riêng, phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

- Mô hình thương hiệu gia đình: Là thương hiệu dung chung, có tính chất đại diện cho tất cả các hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp; có tính chất khái quát hoá cao và thường đảm bảo những yêu cầu cơ bản như có uy tín trên thị trường; có sức cạnh tranh cao; hình ảnh thương hiệu ổn định và nhất quán; được kiểm nghiêm qua thời gian.

- Mô hình đa thương hiệu: Một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau và mỗi sản phẩm này có thể xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Như vậy một doanh nghiệp nhưng có thể có rất nhiều thương hiệu.

* Chiến lược chung cho phát triển thương hiệu.

- Chiến lược thương hiệu sản phẩm: Mỗi sản phẩm có một tên riêng, hệ thống nhận diện độc lập, chiến lược định vị độc lập, chương trình marketing mix độc lập.

- Chiến lược thương hiệu dãy: Các sản phẩm có chức năng hỗ trợ nhau, cùng thoả mãn một lĩnh vưc nhu cầu. Mỗi dãy sản phẩm một tên chung, hệ thống nhận diện độc lập đi kèm với chiến lược marketing, định vị phù hợp.

- Chiến lược thương hiệu nhóm: Các sản phẩm có tính chất tương tự nhau, cùng thoả mãn một lĩnh vực nhu cầu. Mỗi nhóm sản phẩm có một tên chung, hệ thống nhận diện độc lập đi kèm với chiến lược marketing và định vị phù hợp.

- Chiến lược thương hiệu hình ô: Một tên chung dùng cho nhiều loại sản phẩm, chiến lược định vị chung, hệ thống nhận diện khác nhau, marketing mix độc lập.

- Chiến lược thương hiệu nguồn (mẹ): Một tên chung bên cạnh tên riêng của sản phẩm với hệ thống nhận diện riêng, chiến lược định vị và markting mix độc lập.

- Chiến lược thương hiệu chuẩn: Giống với chiến lược thương hiệu nguồn chỉ khác ở chỗ mỗi thương hiệu sẽ đưa ra cam kết riêng đối với từng sản phẩm.

* Phát triển thương hiệu thông qua các marketing mix:

Sau khi đã lựa chọn được chiến lược phát triển và mô hình xây dựng thương hiệu phù hợp thì doanh nghiệp có thể triển khai phát triển thương hiệu thông qua các marketing mix: Đối với sản phẩm thông thường marketing mix gồm có 4P: sản phẩm, giá, phân phối và truyền thông. Đối với dịch vụ marketing mix gồm có 7P: sản phẩm, giá, phân phối, truyền thông, con người, môi trường vật chất, quy trình dịch vụ.

Một phần của tài liệu Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu Maritime Bank trở thành thương hiệu mạnh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w