Thiết kế kỹ thuật hệ thống

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thương mại hướng dịch vụ (Trang 41 - 43)

Hệ thống được phát triển theo mô hình 3 lớp (3 tầng hoặc nhiều tầng). Mô hình 3 lớp là mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Việc lựa chọn mô hình 3 lớp để phát triển ứng dụng có những ích lợi sau:

- Có thể dùng lại các lớp .Cho phép chúng ta có một module để thêm, cập nhập, xoá và tìm kiếm người dùng trong hệ thống. Nếu như những thành phần này đã được kiểm tra và phát triển thì chúng ta có thể dùng lại nó trong bất cứ dự án nào tương tự.

- Trong mô hình 3 lớp, mỗi lớp có một nhiệm vụ riêng nên tránh tình trạng chồng chéo lẫn nhau, xử lí của lớp này ít bị ảnh hưởng khi phải thay đổi xử lí ở lớp khác.

- Mô hình 3 lớp được tổ chức rõ ràng nên giúp lập trình viên dễ dàng kiểm soát được mã nguồn và công việc của mình cũng như dễ dàng mở rộng về sau.

[Vẽ lại hình này]

Mô hình 3 lớp có thể được phân chia thành 3 tầng hoặc nhiều tầng để xử lí. Trong đề tài này, mô hình 3 lớp sẽ được phân chia thành 3 tầng tương ứng như sau:

(1): tầng xử lí giao diện( Presentation Tier): đây chính là tầng nằm ở trên cùng, nhiệm vụ của tầng này chỉ là xử lí về giao diện, hiển thị giao diện cho người dùng, nhận các thông tin từ giao diện và chuyển giao cho tầng logic (2) xử lí. Tầng này chỉ được phép giao tiếp với tầng xử lí logic (3), không được phép giao tiếp với tầng xử lý & lưu trữ dữ liệu (gọi tắt là tầng Database)

(2): tầng xử lí nghiệp vụ (Business Tier): làm nhiệm vụ xử lí nghiệp vụ cho các đối tượng do tầng giao diện gửi xuống, hoặc chuyển đổi dữ liệu thô lấy từ tầng xử lý

Database (3) thành dữ liệu có đầy đủ ý nghĩa. Ví dụ: trong database có trường [Sex] kiểu chuỗi là [0 –Male], [1 – Female]. Lúc này dữ liệu thô lấy từ tầng database sẽ là giá trị 0 hoặc 1. Nhưng phải quan niệm rằng các đối tượng được xử lí ở tầng giao diện không biết được [Sex] là 0 hoặc 1 mà giá trị đúng phải là [Male] hoặc [Female]. Khi đó dữ liệu thô từ tầng database sẽ được tầng xử lý nghiệp vụ chuyển thành [Male] hoặc [Female]. Đây

chính là dữ liệu mang đầy đủ ý nghĩa của đối tượng. Có thể xem tầng xử lí logic là cầu nối giữa tầng database và tầng xử lí giao diện.

(3): tầng xử lí dữ liệu (Data Access Tier): đây là tầng làm nhiệm vụ giao tiếp trực tiếp với database như thực hiện các câu truy vấn, store procedure, lấy dữ liệu trả về. Mã nguồn của chương trình được tổ chức như hình minh họa sau đây:

Dự án SaaSSystem đi kèm 5 dự án nhỏ: 1. BussinessLogic 2. BussinessObject 3. Database 4. DropDownListOptGroup 5. SaasService

Nếu ánh xạ qua mô hình 3 lớp thì BussinessLogic thuộc tầng xử lí nghiệp vụ, Database

thuộc tầng xử lí dữ liệu, SaasServiceSaasSystem thuộc tầng xử lí giao diện. Còn

DropDownListOptGroup là custom control kế thừa từ control combobox của .NET,

BussinessObject là dự án mô tả những đối tượng của các lớp đã thiết kế trong hệ thống. Những đối tượng này được tạo ra để đóng vai trò nhận dữ liệu trước khi chuyển xuống cho tầng xử lý nghiệp vụ thực hiện xử lý của mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thương mại hướng dịch vụ (Trang 41 - 43)