Đo lường thương hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam (Trang 28 - 30)

Các ngân hàng có thể tham khảo mô hình đo lường thương hiệu của Interbrand dưới đây:rất có ích cho bạn trong việc đo lường thương hiệu của mình. Sau đây là những điểm chính các ngân hàng cần lưu ý để biết được thế mạnh thương hiệu của mình là gì và từ đó xây dựng và phát triển thương hiệu đó.

(Nguồn: www.marketingvietnam.net)

Thị trường: 10% của sức mạnh thương hiệu. Thương hiệu kinh doanh trong một thị trường mà thị hiếu tiêu dùng sử dụng sản phẩm đó ổn định thì thương hiệu đó được đánh giá cao hơn. Ví dụ như thương hiệu của ngân hàng sẽ được đánh giá cao hơn thương hiệu hàng tiêu dùng như quần áo hay nước hoa vì thị hiếu tiêu dùng có thể thay đổi rất nhanh chóng khiến các thương hiệu thời trang hay nước hoa dễ bị lỗi thời.

Sự ổn định: 15% sức mạnh thương hiệu. Thương hiệu được hình thành trước thường được đánh giá cao hơn ở bất cứ thị trường nào vì họ đã có nhiều khách hàng trung thành. Như vậy so với một ngân hàng trong nước thì thương hiệu của Agribank có thể được đánh giá là mạnh hơn cả do là một trong những ngân hàng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.

Dẫn đầu: 25% sức mạnh thương hiệu. Một thương hiệu dẫn đầu thị trường có giá trị rất cao vì nó đã chiếm được ưu thế về thị phần. Ví dụ như thương hiệu Agribank sẽ trở nên ngày càng mạnh vì đã dẫn đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam. Xu hướng lợi nhuận: 10% sức mạnh thương hiệu. Interbrand cho rằng thương hiệu có một xu hướng thu được lợi nhuận trong dài hạn sẽ có sức mạnh hơn các thương hiệu khác do duy trì được sự ổn định và gần gũi với người tiêu dùng.

Sự hỗ trợ: 10% sức mạnh thương hiệu. Thương hiệu được chú trọng đầu tư và hỗ trợ sẽ mạnh hơn các thương hiệu khác. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này không những về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng.

Giới hạn địa lý: 25% sức mạnh thương hiệu. Những thương hiệu đã hiện diện và được chấp nhận trên thế giới sẽ mạnh hơn các thương hiệu vùng hoặc quốc gia vì chúng ít bị tổn thương do cạnh tranh. Những thương hiệu này có tài sản thương hiệu rất lớn.

Sự bảo vệ: 5% sức mạnh thương hiệu. Thương hiệu được bảo vệ bằng luật pháp và bản quyền quốc tế là yếu tố cuối cùng của mô hình đo lường độ mạnh thương hiệu của Interbrand.

Mô hình này cũng không hoàn toàn hoàn hảo nhưng nó đưa ra những chỉ dẫn nhất định cho chủ sở hữu thương hiệu.

Qua việc xem xét các nhân tố do Interbrand đưa ra, các ngân hàng cần xác định mình mạnh ở điểm nào để phát huy cũng như biết được những điểm yếu của mình để khắc phục. Chẳng hạn, đối với trường hợp của Agribank, so với mặt bằng thương hiệu các ngân hàng trong nước, thương hiệu Agribank tính theo biểu trên dường như đã có tới 90% sức mạnh của mình được đảm bảo tốt. Những nhân tố góp phần tạo nên sức mạnh cho thương hiệu Agribank bao gồm: thị trường, sự ổn định, vị thế dẫn đầu, xu hướng lợi nhuận, giới hạn địa lý và sự bảo vệ. Agribank chỉ cần chú ý vào nhân tố sự bảo vệ để làm cho thương hiệu của mình ngày càng mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam (Trang 28 - 30)