Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam (Trang 92 - 93)

Nội dung giải pháp (WHAT): việc nâng chất lượng dịch vụ cung ứng của ngân hàng bao gồm hai nội dung chính là đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Lý do thực hiện giải pháp (WHY): chất lượng dịch vụ cung ứng của ngân hàng sẽ quyết định tới niềm tin của khách hàng vào ngân hàng. Nếu chất lượng dịch vụ cung ứng của ngân hàng tốt, khách hàng sẽ tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của ngân

hàng. Khi đã chiếm được sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã làm gia tăng giá trị cho tài sản thương hiệu của mình. Do đó, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng là công tác vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu của ngân hàng. Có thể nói, đây cũng chính là hoạt động nền tảng, là điều kiện tiền đề mỗi ngân hàng cần có trước tiên nếu muốn phát triển một thương hiệu vững mạnh.

Phương thức thực hiện (HOW): Thứ nhất, ngân hàng xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ để có kế hoạch và lộ trình cụ thể cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ. Thứ hai, ngân hàng cần tăng cường công tác đào tạo, trang bị cho cán chuyên môn có được kiên thức về hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ. Thứ ba, ngân hàng tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo theo hướng quảng bá thương hiệu gắn liền với các dòng sản phẩm cụ thể. Nghiên cứu những đặc thù kinh tế vùng miền để có những sản phẩm dịch vụ đặc trưng cho từng vùng miền. Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ, bao gồm: hệ thống phần mềm, phần cứng, coi trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm tiếp cận các chuẩn mực của một ngân hàng hiện đại; phấn đấu xây dựng Agribank trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng, hàng đầu ở Việt Nam.

Thời điểm tiến hành (WHEN): Ngân hàng cụ thể là bộ phận phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribạnk có thể bắt tay ngay vào việc xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ sau đó lên lộ trình cụ thể. Ngay sau khi chiến lược và lộ trình này được thông qua cũng là thời điểm ngân hàng có thể bắt đầu hiện thực hóa giải pháp.

Đối tượng của giải pháp (WHO): hệ thống nhân viên của Agribank.

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w