Kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến quy trình sản xuất nước tương (Trang 32 - 69)

IV. Phân tích số liệu

2.Kết quả thí nghiệm

Bng 8. Thành phn các loi đạm ca nước tương sau 5 và 10 ngày lên men trong nước mui nng độ 15%.

Loại đạm

Formol NH3 Amin Tổng số

Thời gian lên men ( ngày) Lượng enzyme bromelin (g/kg ) 5 10 5 10 5 10 5 10 0 7.78 11.41 2.25 3.71 5.53c 7.70b 13.01c 21.23a 5 9.15 11.79 2.6 3.78 6.55b 8.01b 15.58b 21.47a 10 9.52 12.33 2.6 3.78 6.92a 8.55a 16.68ab 22.40a 15 9.54 12.12 2.68 3.9 6.86ab 8.23ab 17.73a 22.17a

Ghi chú: các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình 2 lần lặp lại của các nghiệm thức; a,b,c thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa của các giá trị đạm, với a là giá trị lớn nhất trong cùng một cột

Đồ th th hin s thay đổi lượng đạm tng và đạm

amin theo lượng enzyme bromelin b xung

0 5 10 15 20 25 0 5 10 15

Lượng enzyme bromelin (g/kg nguyên liệu)

L ư ợ ng đ ạ m ( g/ l) Đạm tổng 5 ngày Đạm tổng 10 ngày Đạm amin 5 ngày Đạm amin 10 ngày

Hình 10. S thay đổi lượng đạm tng s và lượng đạm amin theo lượng enzyme bromelin b

sung sau 5 ngày và 10 ngày lên men.

Nhân xét s liu thí nghim 1

Kết quả thí nghiệm 1 (Bảng 8, hình 10) cho thấy giá trị đạm amin và đạm tổng tăng theo thời gian lên men, sau 5 và 10 ngày lên men, nước tương của mẫu thí nghiệm có bổ sung enzyme bromelin là 10 g/ kg có giá trịđạm amin cao nhất và nước tương của mẫu không có bổ sung enzyme promelin có giá trịđạm amin thấp nhất. Sau 5 ngày lên men thì nước tương của mẫu thí nghiệm có bổ sung enzyme bromelin là 15 g/kg có giá trị đạm cao nhất và sau 10 ngày lên men thì mước tương của mẫu thí nghiệm có bổ sung enzyme bromelin là 10 g/kg có giá trịđạm tổng (22.4 g/kg) cao nhất, sau 5 và 10 ngày lên men nước tương của mẫu không bổ

sung enzyme bromelin vẫn có giá trịđạm tổng thấp nhất. Theo thời gian lên men giá trịđạm NH3 có tăng một ít, mẫu có bổ sung enzyme bromelin (2.6 g/l) không có sự chênh lệch đáng kể với mẫu không có bổ sung enzyme bromelin (2.25 g/l). Phân tích thống kê giá tri đạm amin sau 5 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức 0; 5; 10; 15 g/kg enzyme bromelin bổ sung cho thấy có khác biệt ý nghĩa ở mức 5% (p≤

0.05). Mẫu không bổ sung enzyme bromelin cho thấy có giá trị đạm amin thấp nhất (5.53 g/l) và có khác biệt ý nghĩa với các mẫu có bổ sung enzyme bromelin. Giữa các mẫu có bổ sung enzyme bromelin thì mẫu có lượng enzyme bromelin là 10 g/kg, có giá trịđạm amin cao nhất (6.92 g/l) và có khác biệt ý nghĩa với mẫu có lượng enzyme là 5 g/kg (có giá trịđạm amin là 6.55 g/l), và không có sự khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức 15 g/kg (có giá trịđạm amin là 6.86 g/l).

Phân tích thống kê giá trịđạm amin sau 10 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức: 0 g g/kg, 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg enzyme promelin bổ sung, cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5 % (p<0.05). Mẫu không bổ sung enzyme có giá trịđạm amin (7.7 g/l) thấp nhất và mẫu có bổ sung lượng enzyme là 5g/kg có giá trịđạm amin là 8.01 g/l, không có sự khác biết. Mẫu có bổ sung lượng enzyme là 10 g/kg có lượng đạm amin cao nhất (8.55g/kg) và có sự khác biết ý nghĩa với mẫu không bổ

sung enzyme và mẫu có lượng enzyme là 5 g/kg. Mẫu có lượng enzyme là 15 g/kg,

có giá trịđạm amin là 8.23 g/l, không có sự khác biệt ý nghĩa với hai mẫu có bổ

sung enzyme. Gía trịđạm amin của mẫu có lượng enzyme là 15 g/kg không có sự

khác biệt ý nghĩa với giá trịđạm amin của mẫu có lượng enzyme là 5 g/kg, có thể

do lượng nước bay hơi trong quá trình phơi nắng của mẫu có lượng enzyme là 15 g/kg không nhiều lên đã làm giảm giá trịđạm amin của mẫu này hoặc có thể do quá trình ép mẫu không triệt để lên đã làm cho hai mẫu này không có sự khác biệt. Từ kết quả phân tích thống kê đạm amin sau thời gian lên men 5 và 10 ngày thì mẫu thí nghiệm có bổ sung lượng enzyme bromelin 10 g/kg cho nước tương có giá trịđạm amin cao nhất.

Phân tích thống kê giá trịđạm tổng sau 5 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức: 0 g g/kg, 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg enzyme bromelin bổ sung có sự khác biệt ý nghĩa

ở mức 5 %. Giá trịđạm tổng của mẫu không bổ sung enzyme có giá trị thấp nhất (13.01 g/l) và có sự khác biệt có ý nghĩa với các mẫu có bổ sung enzyme; Giữa các mẫu có bổ sung enzyme thì mẫu có lượng enzyme là 15g/kg, có lượng đạm tổng cao nhất (17.73 g/l) và có sự khác biệt ý nghĩa với mẫu có lượng enzyme là 5g/kg (15.58 g/l). Giữa mẫu có lượng enzyme bromelin là 10 g/kg (16.68 g/l) và mẫu có lượng enzyme bromelin 15 g/kg (17.73 g/l) thì không có sự khác biệt ý nghĩa. Phân tích thống kê giá trịđạm tổng sau 10 ngày lên men giữa 4 nghiệm thức: 0 g g/kg, 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg enzyme bromelin bổ sung, không có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5 % (p<0.05). Điều này có thể do các yếu tố bên ngoài như: sự bốc hơi nước giữa các mẫu trong quá trình phơi nắng không đều lên có thểđã làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, hoặc có thể do thao tác lấy mẫu và chắt ép nước bằng tay lên có thểảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm …

Từ kết quả phân tích thống kê đạm tổng sau thời gian lên men 5 và 10 ngày thì mẫu thí nghiệm có bổ sung lượng enzyme bromelin 10 g/kg cho nước tương có giá trịđạm tổng cao nhất.

Việc bổ sung enzyme bromelin vào quá trình sản xuất nước tương, có tác dụng làm tăng lượng đạm amin, đạm tổng số cho nước tương. Với bốn mức độ enzyme trong thí nghiệm, thì theo phân tích thống kê cho thấy mẫu nước tương có bổ sung lượng enzyme bromelin là 10 g/kg và 15 g/kg đều cho nước tương có hàm lượng đạm cao hơn mẫu không có bổ sung enzyme. Do enzyme bromelin phân cắt các liên kết peptide của phân tử protein, tạo thành các phân tử peptide, để các enzyme do nấm mốc tạo ra tiếp tục phân cắt cho ra các phân tử acid amin trong quá trình lên men. Tuy nhiên giữa hai mẫu có bổ sung lượng enzyme bromelin là 10 g/kg và 15 g/kg, thì lượng đạm amin và đạm tổng tạo ra không có sự khác biệt, là do khả năng phân cắt của enzyme có giới hạn (Dương Thị Hương Giang, 2005)

Từ những nhận xét trên ta thấy mức enzyme bromelin bổ sung là 10 g/kg là mức tối ưu của enzyme bromelin, để phân cắt triệt để protein đậu nành cho ra nước

nghiệm này là phù hợp với kết luận của Lý Thị Thùy Trang (2006), sử dụng lượng enzyme bromelin 9.09 g/kg là tốt nhất để thủy phân protein của bánh dầu đậu nành.

III. Thí nghim 2.

Thí nghiệm 2 nhằm so sánh ba phương pháp chế biến nước tương khác nhau từ

nguyên liệu bánh dầu đậu nành, và đồng thời cũng tiến hành thí nghiệm với nguyên liệu là bánh dầu đậu phộng để so sánh với nước tương được làm từ bánh dầu đậu nành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thí nghim được tiến hành như sau:

Nguyên liệu ngâm khoảng 7 giờ, hấp tiệt trùng, bột mì trộn đều với mốc trộn đều vào nguyên liệu bánh dầu đậu nành ủ mốc 36 giờ, đem bóp tơi và trộn đều sau đó chia ra thành các phần bằng nhau cho vào các hũ, bổ sung enzyme bromelin và làm ẩm, phơi nắng 24 giờ, thêm muối khô. Sau 10 ngày phơi nắng thêm nước và 42 g muối còn lại để được 560 g dung dịch muối nồng độ 15% và phơi nắng, lấy mẫu phân tích sau 10, 20, 30 ngày.

Tiến hành lấy mẫu phân tích: các mẫu được bổ sung thêm nước đến khối lượng ban đầu (khối lượng sau khi thêm dung dịch muối theo tỉ lệ 2:1), trước khi lấy mẫu 1 ngày, sau đó khuấy đều và lấy mỗi hũ khoảng 50 g mẫu và đem li tâm để triết lấy phần nước và đem phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu

2. Kết qu thí nghim 2.

2.1. Đối vi nguyên liu là bánh du đậu nành.

Bng 9. Giá tr các loi đạm ca mu bánh du đậu nành sau 10, 20 và 30 ngày lên men trong dung dch nước mui 15%. (g/L)

Loại đạm

Formol NH3 Amin Tổng số

Thời gian lên men ( ngày) Phương Pháp Chế biến 10 20 30 10 20 30 10 20 30 10 20 30 1 8.37 9.04 9.37 1.82 2.17 2.73 6.55b 6.87c 6.64c 16.10b 16.34c 16.74c 2 8.60 9.41 9.74 1.7 2.17 2.49 6.92a 7.24b 7.25b 16.63a 16.86b 17.36b 3 8.67 9.85 10.07 1.79 2.35 2.68 6.88a 7.50a 7.39a 16.98a 17.21a 18.64a

Ghi chú: các giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình 2 lần lặp lại của các nghiệm thức; a,b,c thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa của các giá trị đạm, với a là giá trị lớn nhất trong cùng một cột

Đồ thị thể hiện sự thay đổi lượng đạm amin của ba phương pháp chế biến theo thời gian lên men

6.4 6.6 6.8 7 7.2 7.4 7.6 0 10 20 30 40

Thời gian lên men (ngày)

L ư ợ ng đ ạ m a m in ( g/ l) Phương pháp 1 Phương pháp 2 Phương pháp 3

Hình 11. Đồ th th hin s thay đổi lượng đạm amin ca ba phương pháp chế biến theo thi gian lên men

Đồ th th hin s thay đổi lượng đạm tng ca nước tương được chế biến t

ba phương pháp theo thi gian lên men

15.5 16 16.5 17 17.5 18 18.5 19 0 10 20 30 40

Thời gian lên men (ngày)

L ư ợ ng đ ạ m t ổ ng (g /l ) Phương pháp 1 Phương pháp 2 Phương pháp 3

Hình 12. Đồ th th hin s thay đổi lượng đạm tng ca nước tương được chế biến t ba phương pháp theo thi gian lên men.

2.1.1. Nhn xét bng s liu và đồ th

Kết quả thí nghiệm 2 (bảng 9, hình 11) cho thấy giá trị đạm amin của mẫu nước tương được chế biến theo phương pháp 1 và phương pháp 3 tăng dần theo thời gian lên men và đạt giá trị lớn nhất tại thời gian 20 ngày lên men, sau 20 ngày thì có xu hướng giảm chậm, tốc độ giảm có thể phụ thuộc vào sự nhiễm vi sinh vật lạ. Tốc độ giảm càng nhanh thì có thể chứng tỏ mẫu nước tương đó bị nhiễm vi sinh vật lạ càng nhiều. Mẫu nước tương bị nhiễm càng ít thì lượng đạm NH3 càng ít và có thể lượng đạm amin sau 20 ngày lên men vẫn có xu hướng tăng, nhưng tốc độ

rất chậm, điều này được thể hiện trên đồ thị (hình 11) của phương pháp 2. Từđồ

thị cho thấy giá trịđạm amin của nước tương được chế biến bằng phương pháp 2 (6.92 g/l) và phương pháp 3 (6.88 g/l) tương đương nhau, điều này cho thấy nấm men cần có thời gian thích nghi và gia tăng số lượng, khi chuyển từ môi trường nuôi cấy sang môi trường có nồng độ muối cao khoảng 15%.

Giá trịđạm tổng (bảng 9, hình 12) cũng tăng theo thời gian lên men, tốc độ tăng khá đều đặn ở hai mẫu nước tương được chế biến từ phương pháp 1 và phương pháp 2 . Giá trịđạm tổng của mẫu nước tương được chế biến bằng phương pháp 3 sau 20 ngày lên men thì tốc độ tăng lên nhanh hơn, điều này có thể do nấm men bổ

sung vào phát triển tốt với mật số cao và có ảnh hưởng đến việc làm tăng giá trị đạm tổng của nước tương. Sau 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày lên men cho thấy phương pháp 3 có giá trịđạm tổng cao nhất, phương pháp 1 có giá trịđạm tổng thấp nhất.

2.1.2 Phân tích thng kê giá trịđạm tng và đạm amin theo mt nhân t: phương pháp chế biến: phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3 tng thi gian 10, 20 và 30 ngày lên men.

Kết quả phân tích thống kê giá trịđạm amin và đạm tổng sau 10 ngày lên men giữa ba nghiệm thức: phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3 có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% . Nước tương được chế biến theo phương pháp 1 có giá trịđạm amin (6.55 g/l) và đạm tổng (16.1 g/l) thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai phương pháp còn lại. Nước tương được chế biến từ phương pháp 2 có giá trịđạm amin là 6.92 g/l, đạm tổng 16.63g/l và phương pháp 3 cho nước tương có giá trị đạm amin là 6.88 g/l và đạm tổng là 16.98 g/l không có sự khác biệt ý nghĩa. Sau 20 ngày lên men thì nước tương được chế biến theo phương pháp 1 vấn có giá trịđạm tổng (16.34 g/l) và đạm amin (6.87 g/l) thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai phương pháp còn lại. Tuy nhiên sau 20 ngày lên men thì nước tương được chế biến theo phương pháp 3 có giá trịđạm amin cao nhất (7.5 g/l) và khác biệt ý nghĩa với giá trị đạm amin (7.24 g/l) được chế biến theo phương pháp 2. Giá trị đạm tổng của nước tương được chế biến từ phương pháp 2 (16.86 g/l) và phương pháp 3 (17.21 g/l) sau 20 ngày lên men vẫn có sự khác biệt không ý nghĩa.

Sau 30 ngày lên men thì nước tương được chế biến theo phương pháp 1 vẫn có giá trịđạm amin (6.64 g/l) thấp nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai phương pháp còn lại. Nhưng giá trịđạm amin (7.25 g/l) của nước tương được chế biến theo phương pháp 2 và phương pháp 3 (7.39 g/l) không có sự khác biệt ý nghĩa. Giá trịđạm tổng (18.44 g/l) của nước tương được chế biến theo phương pháp 3 có giá trị cao nhất và có khác biệt ý nghĩa với hai phương pháp còn lại. Giá trịđạm tổng (16.74 g/l) của nước tương được chế biến theo phương pháp 1 và phương pháp 2 (17.36 g/l) không có sự khác biệt ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những nhận xét trên cho thấy phương pháp 2 và phương pháp 3 cho nước tương có giá trịđạm tổng và đạm amin cao hơn giá trịđạm tổng và đạm amin của nước tương được chế biến theo phương pháp 1. Giữa phương pháp 2 và phương pháp 3 thì còn phụ thuộc vào thời gian lên men, khoảng 10 ngày đầu lên men thì hai phương pháp này cho nước tương có giá trịđạm như nhau, do thời gian đầu thì

cao khoảng 15%, và nấm men còn cần có thời gian để phát triến về số lượng, cho lên trong thời gian khoảng 10 ngày lên men trong nước muối, thì khả năng ảnh hưởng của nấm men đến việc tạo ra đạm amin và đạm tổng là không đáng kế. Sau 20 ngày lên men thì nấm men đã có tác dụng đáng kểđến việc tạo thêm đạm amin và đạm tổng cho nước tương, cho lên đã làm cho giá trịđạm amin và đạm tổng của nước tương được chế biến bằng phương pháp 3 cao hơn giá trịđạm amin và đạm tổng được chế biến bằng phương pháp 2. Tuy nhiên thời gian lên men càng dài có thể lượng đạm amin sẽ chuyển thành đạm NH3, làm giảm lượng đạm amin và đạm tổng của nước tương, mẫu có giá trịđạm amin càng cao thì có thể lượng đạm NH3 sinh ra càng nhiều, và do lượng đạm amin được tạo ra đến một thời gian nhất định sẽ ít hơn lượng đạm amin bị phân hủy thành đạm NH3, lên làm cho mẫu nước tương được chế biến từ phương pháp 3 có giá trịđạm amin sau 30 ngày lên men có xu hướng giảm, lên không có sự khác biệt ý nghĩa với giá trịđạm amin của mẫu nước tương được chế biến từ phương pháp 2 cũng sau 30 ngày lên men.

Tóm lại thời gian lên men khoảng 30 ngày cho nước tương có lượng đạm amin cao hơn không nhiều so với giá trịđạm amin sau 20 ngày lên men và không có sự khác biệt ý nghĩa ở hai mức thời gian này. Phương pháp 3 sẽ cho nước tương có giá trị đạm amin và đạm tổng cao nhất chứng tỏ rằng việc bổ sung enzyme bromelin và nấm men có tác dụng làm tăng giá trịđạm amin và đạm tổng, riêng nấm men có tác dụng mạnh đến việc làm tăng giá trịđạm tổng.

2.1.3 Phân tích thng kê giá trị đạm amin và đạm tng theo hai nhân t: (1) phương pháp chế biến: phương pháp 1, phương pháp 2 và phương pháp 3; (2) thi gian lên men: 10 ngày, 20 ngày và 30 ngày

Kết quả phân tích thống kê hai nhân tố giá trịđạm amin giữa các phương pháp chế

biến: phương pháp 1, 2 và 3 có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5% (p<0.05). Mẫu nước tương được chế biến từ phương pháp 1 có giá trịđạm amin (6.5 g/l) thấp nhất

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ sinh học để cải tiến quy trình sản xuất nước tương (Trang 32 - 69)