Về công tác quản lý tài sản cố định hữu hình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV (Trang 49 - 52)

Nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty, Công ty cần phải tiếp tục thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính về quy chế quản lý tài chính, kế toán; về quản lý sử dụng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp.

Công tác lập kế hoạch khấu hao cần phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ lượng vốn ban đầu đầu tư.

Thường xuyên tiến hành công tác đánh giá lại TSCĐ hữu hình trên một cách chính xác. Hiện nay, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho hao mòn vô hình của các TSCĐ hữu hình tăng lên, giá cả thường xuyên thay đổi. Điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình trên sổ sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế. Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ hữu hình sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời nững TSCĐ hữu hình bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn.

Để thực hiện giải pháp này, công bộ phận kế toán cần:

- Ghi chép chính xác tình hình TSCĐ hữu hình, tạo điều kiện cho việc đánh giá năng lực sản xuất thực tế của TSCĐ hữu hình hiện có từ đó có những quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ hữu hình một cách kịp thời, đúng đắn.

- Hiện tại, hàng tháng kế toán không lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, mà dựa vào Bảng đăng ký TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh để tiến hành định khoản trích khấu hao. Nếu trong kỳ có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ nhưng kế toán vẫn tiến hành trích khấu hao đối với TSCĐ này. Điều này là vi phạm nguyên tắc trích khấu hao.

Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán TSCĐ hữu hình thì công ty phải tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng để theo dõi chính xác chi phí khấu hao TSCĐ trong công ty.

Số lượng TSCĐ trong công ty lớn chủ yếu là các xe ôtô theo quy định phải được đánh số TSCĐ để quản lý. Nhưng do điều kiện của công ty hiện nay rất khó thực hiện được nên cần phân loại theo đối tượng sử dụng để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các TSCĐ đó.

Tích cực kiến nghị và hiện đại hoá công tác kế toán tại công ty bằng cách phát triển phần mền kế toán máy để hỗ trợ cho kế toán viên trong việc thống kê và tính toán các số liệu kế toán một cách chính xác nhất.

Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình kinh doanh của công ty được liên tục, năng suất lao động sẽ được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù phương tiện vận tải, máy móc thiết bị của công ty đã được đổi mới nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ. Vì vậy, để phương tiện vận tải , máy móc thiết bị mới đầu tư mang lại hiệu quả thì công ty phải mua sắm đồng bộ.

Để hạn chế việc mất mát, hư hỏng TSCĐ hữu hình trước thời gian dự tính phải phân cấp quản lý chặt chẽ đến từng bộ phận sử dụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm vật chất trong quản lý chấp hành nội quy, trong đó quy chế sử dụng TSCĐ là nội dung quan trọng nhất. Công ty cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong bảo quản, bảo dưỡng, bảo đảm an toàn cho TSCĐ để chúng luôn được duy trì hoạt động với công suất cao.

Ngoài ra, công ty nên sử dụng triệt để các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công suất sử dụng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Với quy chế thưởng phạt rõ rang, nghiêm minh, công ty cần nâng cao và khuyến khích ý thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong việc giữ gìn tài sản nói chung và TSCĐ nói tiêng, đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong công ty v à giảm chi phí quản lý TSCĐ. Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tận dụng công suất máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV (Trang 49 - 52)