Về sổ kế toán chi tiết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV (Trang 52)

Để quản lý tài sản cố định tại các bộ phận khác nhau nên mở thêm Sổ chi tiết tài sản cố định theo đơn vị sử dụng. Tại doanh nghiệp phải có sổ theo dõi TSCĐ mà chỉ cần theo dõi về nguyên giá, thời gian sử dụng, tên công trình phục vụ, người quản lý tài sản cố định.

* Về kế toán chi tiết TSCĐ

Cách đánh số thẻ TSCĐ: Nhìn chung yêu cầu lớn nhất của việc đánh số này phải khoa học, giúp cho việc quản lý, hạch toán trên sổ sách được dễ dàng. Nhất là hiện nay trong toàn công ty đang trong quá trình được nâng cấp

áp dụng mạng máy tính hệ thống chương trình kế toán, kế toán phải mã hoá danh mục TSCĐ để việc đánh số TSCĐ thống nhất trong toàn công ty. Đầu tiên: kế toán quy ước lấy các chữ cái đặt cho từng nhóm TSCĐ. Cụ thể:

Biểu 3-1:

QUY ƯỚC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

STT Nhóm TSCĐ Ký hiệu

1 Nhà cửa, vật kiến trúc A

2 Máy móc thiết bị B

3 Phương tiện vận tải C

4 Dụng cụ quản lý D

5 Quyền sử dụng đất E

6 Phần mền máy tính F

Ví dụ:

Trường hợp công ty mua 01 xe ôtô tải Huyndai ngày 15/08/2009. TSCĐ này thuộc nhóm phương tiện vận tải, bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 12. Vậy kế toán đánh số xe này từ 01

Nhóm TSCĐ Năm đưa vào sử dụng Tháng đưa vào sử dụng Số thứ tự Mã số (Số thẻ TSCĐ) C 09 12 01 C081201 … … … … … …

Từ thẻ và sổ kế toán chi tiết công ty nên lập bảng chi tiết TSCĐ nhằm kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái, dễ dàng phát hiện sai sót và chữa sổ theo quy định tài chính hiện hành.

Cơ sở lập bảng chi tiết TSCĐ là sổ chi tiết các TK, chứng từ ghi sổ.

* Về kế toán chi tiết khấu hao TSCĐ hữu hình

tháng và số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng, số khấu hao TSCĐ phải trích tháng này.

Có như vậy người xem mới hiểu rõ được nội dụng của bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ đồng thời nó đúng với vị trí quy định của Bộ tài chính ban hành.

Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có nghĩa phản ánh đúng tỷ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu về từ việc sử dụng TSCĐ, kế toán nên lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng loại TSCĐ.

Ví dụ:

Với nhà cửa, vật kiến trúc hao mòn hữu hình cũng như hao mòn vô hình chậm, kế toán có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Với các loại TSCĐ là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải có hao mòn hữu hình nhanh và dụng cụ quản lý ( nhất là các loại máy tính điện tử, các thiết bị tin học điện tử ), có hao mòn vô hình nhanh thì kế toán nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để có thể thu hồi vốn sớm.

Mẫu sổ chi tiết tài sản cố định sử dụng tại Phòng kế toán tài chính công ty theo quy định được trình bày ở Biểu số 3.1

Biểu 3-2:

SỔ CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG

Bộ phận sử dụng:………. Quý…/Năm 20...

Ghi tăng tài sản cố định Ghi giảm tài sản cố định Chứng từ Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng ĐVT Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do giảm SH NT SH NT

Cộng

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Trình tự ghi Sổ theo dõi TSCĐ, cán bộ các đơn vị phản ánh nguyên giá TSCĐ. Căn cứ vào các biên bản liên quan đến việc điều động TSCĐ kế toán phản ánh người sử dụng TSCĐ, thời gian sử dụng TSCĐ, tên công trình phục vụ (nếu có).

Biểu số 3-3:

SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Qúy…/Năm 20… Chứng từ Mã số TSCĐ Nguyên giá Người quản lý Từ ngày Đến ngày Giảm TSCĐ Ghi chú Chứng từ SH NT Cộng 3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp

Việc lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ kế toán tổng hợp ở công ty được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán. Do vậy, Công ty nên bổ sung cho đầy đủ Mẫu sổ cái như sau:

Biểu 3-4:

TỔNG CÔNG TY THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ LẦM - TKV

SỔ CÁI

Tài khoản Quý…/Năm 20…

Chứng từ Diễn giải Trang NK Số phát sinh

Ký hiệu NT Nợ

Số dư đầu kỳ ……… Cộng phát sinh Số dư cuối kỳ

Ngày…tháng…năm…

Người ghi sổ

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Bên giao khoán

(Ký, họ tên)

3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến tài sản cố định hữu hình

Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty không chỉ cho thấy tình hình tài chính của Công ty cho thấy mà còn phương hướng để Công ty phát triển trong tương lai. Để hệ thống báo cáo kế toán có hiệu quả hơn nữa, Công ty có thể tăng cường sự kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức thống nhất, dễ phân công chuyên môn hoá công việc, tạo điều kiện tiết kiệm thời gian và chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng thông tin. Theo quan điểm này, để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quá trị, doanh nghiệp chỉ cần tiến hành mở các sổ chi tiết, báo cáo phân tích trên cơ sở báo cáo kế toán. Việc kết hợp này có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay được tổ chức theo mô hình kế toán động nên việc tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin có tính thường xuyên do đó tổ chức kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính sẽ thuận tiện hơn cho việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc tổ chức bộ máy kế toán. Thứ hai là trình độ của cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng chưa được đạo tạo theo chuyên ngành kế toán quản trị nên khi làm thêm công việc của kế toán quản trị cũng tốt hơn. Thứ ba, việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng dựa trên một thông tin đầu vào sẽ thuận tiện hơn cho việc cơ giới hoá công tác kế toán. Thứ tư, việc kết hợp đó sẽ rất thuận lợi cho việc quản lý, kiểm soát, đối chiếu của ban lãnh đạo Công ty, của Tổng công ty khi cần.

TSCĐ là một trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, điều kiện thực hiện giải pháp đó là cần đưa ra đầy đủ các thủ tục, chứng từ liên quan đến kế toán tài sản cố định hữu hình.

KẾT LUẬN

Với vai trò là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu rất lớn đặt ra không chỉ cho riêng Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV mà còn là yêu cầu với mọi đơn vị tổ chức kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV hiện nay một phần chính là nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình, trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ. Chúng ta cùng hy vọng công ty sẽ ngày càng hoàn thiện về bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác hạch toán kế toán đặc biệt là công tác tổ chức hạch toán TSCĐ để đạt được mục tiêu chung đã đề ra là xây dựng Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV “An toàn -

Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán để chuyên đề này thực sự được hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Bùi Thị Minh Hải cùng các cán bộ phòng Kế toán tài chính và ban lãnh đạo Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2010

Sinh viên Trần Thị Mý

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân – 2006.

2. Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán - Quyển 2 – NXB Thống kê.

3. Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi – Thông tư số 13/2006/TT- BTC ngày 27/2/2006.

4. www. Webketoan.com

5. “Chuẩn mực kế toán quốc tế”- NXB Tài chính

nhËn xÐt cña doanh nghiÖp ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

………

………

………

………

………

Hạ Long, ngày 02 tháng 05 năm 2010 NGƯỜI NHẬN XÉT nhËn xÐt cña Gi¶ng viªn híng dÉn ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2010 Giảng viên hướng dẫn nhËn xÐt cña Gi¸o viªn ph¶n biÖn ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2010 Giáo viên phản biện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty cổ phần Than Hà Lầm - TKV (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w