a) Qui mô công trình:
Cầu treo tự neo dài nhất thế giới tại công trình San Francisco - Oakland Bay (Hoa Kỳ) (Hình 1.20). Quần thể công trình vượt sông San Francisco - Oakland Bay Bridge là công trình rất tốn kém, trong đó có hai nhịp độc đáo là dạng treo tự neo (SAS: self - anchored suspension) xếp hạng kỷ lục thế giới.
b) Giải pháp kết cấu:
Cầu gồm nhịp chính 385m và nhịp bên 180m, chỉ cần một tháp nhưng cao tới 160m (cao nhất thế giới).
c) Giải pháp thi công:
Công nghệ thi công rất phức tạp, vì chưa có công trình tương tự nào đạt quy mô đấy. Thêm nữa, mọi cấu kiện đều phải chở sẵn từ xa chở tới, có bộ phận thép nặng đến 635 tấn. Nhưng phức tạp hơn hết là kết cấu vừa phải thanh nhã vừa phải chống lực gió ở sát biển, đặc biệt là chống động đất. Địa điểm cầu nằm trên vành đai lửa quanh lòng chảo Thái Bình Dương, cụ thể là trong lòng đất có hai khe đứt gãy địa tầng San Andreas và Hayward. Khi thiết kế, đã tìm các biện pháp giảm chấn để dù xảy ra trận động đất mạnh, cầu cũng không bị hư hại và phục hồi ngay độ ổn định đảm bảo thông xe an toàn. Do vậy, cọc móng tháp phải hạ sâu 61m và ngàm cứng vào tầng đá gốc, tháp tỳ lên 4 chân, các chân này đều liên kết bu lông với kết cấu bằng dầm chịu tải trọng cắt. Mọi dầm liên kết này đều có thể biến dạng để từng chân tháp dễ dàng chuyển vị độc lập khi chịu tải trọng địa chấn. Để chống tải trọng gió, đã dùng mặt cầu thép trực hướng vừa nhẹ vừa cứng. Qua kiểm nghiệm khí động lực, hệ dầm không thể bị thổi lên, dập xuống nên mặt cầu và hệ cáp treo không bị tổn thương vì chấn động do gió giật.
* Nhận xét: Việc nghiên cứu các dạng công trình kết cấu treo rất phức tạp. Thông qua việc nghiên cứu đó để tìm ra các giải pháp thiết kế và giải pháp thi công cho công trình dân dụng sử dụng kết cấu treo, đây là dạng công trình còn chưa áp dụng nhiều tại Việt Nam.
Chương 2: cơ sở khoa học của giảI pháp công nghệ thi công công trình dân dụng sử dụng kết cấu treo