Công nghệ thi công công trình kết cấu treo ở Việt Nam và trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp công nghệ thi công công trình dân dụng sử dụng kết cấu treo (Trang 27 - 39)

giới

1.3.1. Tại Việt Nam:

a) Công trình thể thao: Sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội *Qui mô công trình:

Sân vận động Mỹ Đình nằm tại đường Lê Đức Thọ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm – Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây nam, sân vận động Mỹ Đình là sân vận động quốc gia có sức chứa lớn hơn 40 nghìn chỗ (lớn thứ nhì Việt Nam sau sân vận động Cần Thơ có sức chứa 50.000 người). Chi phí xây dựng sân vận động Mỹ Đình là 52.983 triệu đô la với đơn vị trúng thầu là Tập đoàn HISG (Trung Quốc);

Sân có 4 khán đài: Khán đài phía Tây và phía Đông có 2 tầng cao 25,8m, khán đài phía Bắc và phía Nam có 1 tầng cao 8,4m. Xung quanh sân vận động có 419 phòng chứa năng. Hệ thống chiếu sáng gồm 355 bóng được bố trí ở 4

cột cao 54m. Mái sân vận động nặng 2300 tấn, khẩu độ 156m, đường kính 1,1m (hình 1.6);

Hình 1.6 Sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

* Giải pháp hệ kết cấu thép mái:

Hệ kết cấu thép mái gồm: Cột thép, giàn đèn, hệ dầm thép, các tấm lợp - Cột đèn đỡ mái 1219*19,1mm, cao 54m, trọng lượng 54 tấn/1cột;

- Giàn thép dài 166m, nhịp 156m, mặt cắt giữa giàn là 16*12m (có dạng hình thoi), trọng lượng 400 tấn. Như vậy trọng lượng của khán đài khoảng : 2*50+400*650 =1150 tấn, 2 mái khoảng 2300 tấn thép. Qui trình gia công thực hiện tại Thượng Hải. Vật liệu mà nhà máy gia công tại Thượng Hải nhập khoảng 1200 Tấn thép, chiếm 50% khối lượng. Thực hiện theo dây truyền hiện đại, kết hợp thủ công. Cắt ống bằng tay và máy, dùng máy mài tay để gia công in, phun cát, sơn và hàn. Các cấu kiện gia công không quá 12m. Các mối

nối đều hàn đối đầu, có sử dụng lót. Toàn bộ quá trình gia công chế tạo, kiểm tra siêu âm mối hàn đều thực hiện theo “Tiêu chuẩn Trung Quốc” (TCTQ). (Hình 1.7).

Hình 1.7 Kết cấu sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

* Giải pháp thi công:

- Các cấu kiện ống được gia công chế tạo tại Thượng Hải – Trung Quốc và vận chuyển bằng đường thủy sang Việt Nam;

Giải pháp thi công phần mái treo được tiến hành theo các bước sau: - Thi công hệ dầm chính. (Hình 1.8);

- Lắp dựng hệ khung (cột, dầm) giàn giáo tạm bằng bê tông cốt thép lắp ghép, cột bê tông cốt thép được đặt vào vị trí có cột của khán đài.(Hình 1.9);

Hình 1.8 Thi công hệ dầm chính sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

Hình 1.9 Thi công lắp đặt cột sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

- Trên hệ kết cấu bê tông cốt thép này đặt khung giàn thép và sàn công tác, trên độ cao khoảng 24m;

- Khuếch đại tiếp cấu kiện bằng liên kết hàn ở mặt đất, dùng cẩu đưa lên độ cao thiết kế và hàn, sơn phủ tại vị trí mối nối hàn;

Trong toàn bộ quá trình khuếch đại này thì tải trọng của kết cấu mái(chưa lợp) do các kích kệ giàn giáo tạm bằng bằng thép và bê tông cốt thép và cuối cùng là cột bê tông cốt thép của khán đài chịu. (Hình 1.10);

Hình 1.10 Lắp đặt kết cấu mái sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

- Sau khi khuếch đại xong ở các cao độ thiết kế thì hạ kích, tháo giỡ hệ giáo tạm. Tiếp đó là quá trình căng cáp ở 2 cột đèn đỡ mái, mỗi cột đèn có 6 dây cáp, phương pháp căng kéo cáp dược đánh giá là mới ở Việt Nam và hoàn toàn do phía Trung Quốc thực hiện;

- Cuối cùng là lợp mái, ở mỗi giai đoạn lắp dựng mái, từng thời điểm căng cáp đều được đo đạc kiểm tra độ võng, độ nghiêng. (Hình 1.11);

Hình 1.11 Lợp mái sân vận động Mỹ Đình –Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

Có thể thấy rằng, do thi công trên cao là chủ yếu nên công tác giám sát nghiệm thu là hết sức vất vả và khó khăn. Để quản lý chất lượng và tiến độ thì yêu cấu đầu tiên và có tính chất quyết định phải là năng lực và trình độ của nhà thầu thi công, nhà thầu kiểm định, nhà thầu thí nghiệm. Và toàn bộ công việc chính đều do bên phía Trung Quốc thực hiện.

b) Công trình giao thông: Cầu Bãi Cháy –Tỉnh Quảng Ninh * Qui mô công trình:

Cầu Bãi Cháy được xây dựng ở phía Bắc Vịnh Hạ Long là cầu treo dây văng một mặt phẳng dây có khẩu độ nhịp lớn nhất thế giới hiện nay, được thiết kế theo tiêu chuẩn cầu đường bộ Nhật Bản năm 1996 (JSHB1996) và một vài phần thiết lập tiêu chuẩn đặc biệt. Đây là công trình được áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu cao về mỹ thuật, môi trường, chiều cao thông thuyền...

Hình 1.12 Cầu Bãi Cháy –Quảng Ninh (Tác giả sưu tầm)

*Giải pháp hệ kết cấu:

- Kết cấu phần trên: Sau khi phân tích, đánh giá theo phương pháp cho điểm, phương án Cầu dây văng bê tông dự ứng lực 1 mặt phẳng dây với chiều dài nhịp chính 435m là phương án được chọn. Cầu có 6 nhịp liên tục bê tông dự ứng lực từng phần với sơ đồ kết cấu nhịp: 35.0 + 86.0 + 129.5 + 435.0 + 129.5 + 86.0 (m), chiều dài toàn cầu là 903 m. Bề rộng cầu B = 25.3 và 25.7 m với dốc ngang cầu in = 2% dốc dọc cầu id = 4% và cầu vuông góc với dòng chảy( Hình 1.12); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng cáp văng và bố trí vị trí các sợi cáp cũng được tính toán. Số sợi cáp văng là 28 cáp. Khoảng cách từ trụ chính đến vị trí neo cáp văng đầu tiên là 35m, khoảng cách neo cáp tầng trên cùng giữa nhịp là 14m.Với bố trí này, đã cải thiện được momen uốn của dầm chính và trụ cầu. Momen uốn dương ở giữa nhịp giữa giảm khoảng 40% đối với tĩnh tải và 27% đối với tải trọng tiêu

chuẩn, Momen uốn biên dưới trụ cầu giảm lớn: 50% đối với tĩnh tải, 40% đối với tải trọng tiêu chuẩn;

- Tháp cầu Bãi Cháy là tháp trụ đơn, cao 90m. Tháp trụ này có kết cấu rõ ràng, đơn giản trong thiết kế và thi công, giá thành thấp hơn tháp hình chữ Y ngược, có bố trí thang máy dùng trong bảo dưỡng phần neo cáp văng tháp, cột thu lôi, đèn báo hiệu hàng không dễ dàng.

*Giải pháp thi công:

- Phương án thi công móng: Sử dụng phương pháp thi công móng giếng chìm hơi ép. Được tính toán theo mô hình đàn hồi giữa công trình và môi trường đất nền. Với các ưu điểm sau:

+ Giảm tối đa ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình thi công; + Thi công các khối đúc trên cạn nên chất lượng bêtông cốt thép cao; + Có thể kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường các lớp địa chất và địa tầng đặt móng;

+ Là loại móng có sức chịu tải lớn hơn nhiều so với các loại móng khác; + Thời gian thi công ngắn, không huy động nhiều thiết bị máy móc và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong quá trình thi công; áp dụng các thiết bị hiện đại nên có độ an toàn cao (Hình 1.13);

- Phương án thi công trụ: Ván khuôn dùng cho việc thi công tháp là ván khuôn trượt, gồm một hệ thống tự trượt ở ván khuôn trong và ván khuôn ngoài. Chỉ cần đến cẩu tháp ở giai đoạn lắp dựng. Có thể tiếp tục nâng ván khuôn thậm chí là vào ngày có gió, do đó hệ thống ván khuôn này thích hợp nhất với việc thi công những tháp cao như ở dự án cầu Bãi Cháy.(Hình 1.14);

- Phương án thi công neo: Tất cả các neo sẽ được lắp ráp trước ở nhà máy. Chuyển tới công trường trong thùng gỗ có đánh dấu rõ trên từng neo số của cáp và kích cỡ của neo và được cất trong xưởng để tránh hư hỏng do thời tiết hay cơ học gây ra do các hoạt động thi công khác (hình 1.15);

Hình 1.14 Thi công trụ Cầu Bãi Cháy –Quảng Ninh (Tác giả sưu tầm)

c) Công trình dân dụng: Bảo tàng Hà Nội *Qui mô công trình:

Bảo tàng Hà Nội xây dựng trên đường Phạm Hùng, nằm trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Bảo tàng có tổng diện tích 53.963m2, trong đó diện tích xây dựng công trình khoảng 11.925m2, diện tích sàn xây dựng 30.208m2, chiều cao 30,70m (hình 1.16);

Bảo tàng Hà Nội là công trình trọng điểm chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)- Nhà đầu tư BT, cũng là đơn vị thi công dự án;

Hình 1.16 Bảo tàng Hà Nội (Tác giả sưu tầm)

*Giải pháp kết cấu:

- Kết cấu phần thân: Kết cấu chính là 1 lõi trụ đường kính R=13,3m và 4 lõi bê tông cốt thép có kích thước 8,4*8,4m.(hình 1.17);

Hình 1.17 Kết cấu phần thân - Bảo tàng Hà Nội (Tác giả sưu tầm) - Kết cấu phần mái:

+ Hệ dầm bê tông cốt thép cao 5m đua conson 8,4m theo 4 hướng; + Hệ dầm thép là hệ conson đua 8,4m và được liên kết vào hệ lõi trụ; + Sàn bê tông cốt thép là hệ sàn treo với các dây treo được liên kết trực tiếp vào các mắt của hệ dầm thép (hình 1.18).

*Giải pháp thi công kết cấu treo: Theo các bước sau

- Thi công lõi vách công trình;

- Gia công lắp dựng hệ giáo chống phục vụ thi công;

- Thi công dầm mái (dầm bê tông cốt thép cao 5m) (hình 1.19);

- Sau khi thi công phần dầm chịu lực ở phía trên các dầm treo được treo vào dầm congxon và bắt đầu thi công các sàn từ trên xuống dưới. Hệ sàn của Bảo tàng Hà Nội hoàn toàn là hệ sàn treo.

Hình 1.19 Thi công dầm treo vào vách - Bảo tàng Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp công nghệ thi công công trình dân dụng sử dụng kết cấu treo (Trang 27 - 39)