- Hiệu quả kinh tế cao trong thông tin cự ly lón, đặc biệt trong thông tin xuyên lục địa.
4.7 SỰPHÂN CỰC SÓNG
Trưởng điện từ của sóng vô tuyến điện khi đi qua trong một môi trưởng dao động theo một hướng nhất định, tuỳ theo kiểu dao động đó mà ta có hai loại phân
cực. Hai loại phân cực sóng vô tuyến điện được sử dụng trong thông tin vệ tinh là
sóng phân cực thẳng và sóng phân cực tròn.
Một sóng phân cực thẳng có thể được tạo ra bằng cách dẫn các tín hiệu tử
một ống dẫn sóng chữ nhật đến một anten loa, nhờ đó sóng được bức xạ theo kiểu phân cực thẳng đứng song song với cạnh đứng của anten loa. Để thu được sóng này anten thu cũng cần phải bố trí giống như tư thế anten phía phát. Trong trường hợp khi đặt anten thu vuông góc với anten phát thì không thể thu được sóng này ngay cả khi sóng đi vào ống dẫn sóng, vì nó không được nối với đường cáp đồng trục. Ta dễ
dàng tạo ra sóng phân cực thắng, nhưng cần phải điều chỉnh hướng của ống dẫn
sóng anten thu sao cho song song với mặt phẳng phân cực sóng đến. 4.7.2 Sóng phân cực tròn
Sóng phân cực tròn là sóng trong khi truyền lan phân cực của nó quay tròn, có thể tạo ra loại sóng này bằng cách kết hợp hai sóng phân cực thẳng có phân cực vuông góc nhau và góc lệch pha là 900. Sóng phân cực tròn là phân cực phải hay trái phụ thuộc vào sự khác nhau giữa các sóng phân cực thẳng là sớm pha hay chậm pha. Đối với sóng phân cực tròn mặc dù không cần điều chỉnh hướng của loa thu, nhưng
mạch fiđơ của anten lại trổ nên phức tạp hơn đôi chút.
Trong thông tin vệ tỉnh, sóng phân cực tròn được chọn để sử dụng nhờ có
tính ưu việt sau:
- Sự chênh lệch giữa phân cực tròn phải và phân cực tròn trái là khá lón. Vì
vậy mà việc phát và thu tín hiệu không ảnh hưởng lên nhau với kỹ thuật sử dụng lại tần số.
~Trong khoảng tần số từ 4GHz đến 6GHz thì mức độ phân cách giữa hai phân cực phải và phân cực trái rõ rệt, do đó chúng không gây giao thoa hay can nhiễu lên
nhau.