TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN, TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ

Một phần của tài liệu tiểu luận sử dụng nguồn nhân lực đòn bẩy để mở rộng lợi thế -trường hợp tập đoàn dầu khí exxon (Trang 32 - 34)

Hoạt động đa dạng hóa bao gồm một loạt các hoạt động xúc tiến. Nó có thể tạo ra những lợi nhuận rất quan trọng từ những lĩnh vực mới hấp dẫn hơn, từ việc chuyển giao nguồn lực và hoạt động chia sẻ. Nó cũng đồng thời tạo ra những chi phí lớn xuất phát từ sự

thiếu hiểu biết, việc xao nhãng hay sự thiếu trách nhiệm. Để đạt được sự cân bằng giữa hai yếu tố đối lập này, những người quản lý hàng đầu chịu trách nhiệm về vấn đềđa dạng hóa phải đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận trong khi phải tối thiểu hóa chi phí.

9.1. Lợi ích to lớn đạt được từ sự đa dạng hóa

Bây giờ chúng ta xem xét các điều kiện dẫn tới lợi thế mạnh mẽ đối với từng loại đa dạng hóa đã được thảo luận trước đó.

Điều kiện dẫn tới thu được lợi ích lớn từ sự đa dạng hóa. A. Giành được nhiều thị trường hấp dẫn hơn.

B. Chuyển giao các nguồn lực.

Quá trình đa dạng hóa mà sự chuyển giao nguồn lực giữa hai công ty có thể cung cấp những lợi nhuận quan trọng cho các cổ đông. Những lợi nhuận này sẽ được cực đại hóa nến đáp ứng 3điều kiện sau:

- Đầu tiên, nguồn lực chuyển giao phải có tính cạnh tranh quan trọng đối với các DN tiếp nhận. Tính cạnh tranh quan trọng ở đây có thể đạt được bằng sự giảm đáng kể chi phí cho các DN được tiếp nhận nguồn lực hoặc sự tăng tính độc nhất của nó ở vài phương pháp quan trọng.

- Nguồn lực chuyển giao thường là những nguồn lực mà các DN tiếp nhận khó có thể tự tạo ra do chi phí cao, mất nhiều thời gian, thiếu kỹ năng hoặc vài yếu tố khác. Đồng thời các đối thủ cạnh tranh cũng khó mà bắt chước.

- Những nguồn lực này phải đảm bảo tính chuyên dụng và lâu bền để tạo giá trị sử dụng lâu dài.

C. Chia sẻ hoạt động:

Chia sẻ hoạt động giữa hai hay nhiều DN sẽ tạo ra một lợi nhuận rất lớn khi 2 điều kiện sau được thỏa mãn:

- Đầu tiên, sự chia sẻ phảiđảm bảo diễn ra ở những hoạt động có một kinh phí lớn. Nếu không có điều kiện tiên quyết này, thậm chí một sự giảm đáng kể trong chi phí hoạt động sẽ chỉ ảnh hưởng nhỏ tới tổng chi phí kinh doanh. Trái với các hoạt động mang tính gián tiếp tạo ra của cải vật chát như tài chính, pháp lý, kế toán, việc chia sẻ những hoạt động kiểu này không mang lại nguồn lợi nhuận cao. Các hoạt động như sản xuất, bán hàng, quảng cáo, thu mua và phát triển công nghệ thường bao gồm kinh phí về tài chính rất lớn. Do đó, khi tiến hành chia sẻ thì thậm chí một sự giảm nhỏ trong chi phí có thể tác động rất lớn đến tổng chi phí nói chung

- Thứ hai là hoạt động chia sẻ cũng phải nhạy cảm với quy mô kinh tế và kinh nghiệm.

9.2. Hạn chế chi phí ko cần thiết do quá trình đa dạng hóa.

Ngoài việc cố gắng tối đa hóa lợi nhuận, các nhà quản lý cũng cố gắng hạn chế chi phí cho sự đa dạng hóa. Các bước sau cần thực hiện để đảm bảo giảm các chi phí đã đề cập đến.

Hạn chế chi phí do sự thiếu hiểu biết:

- Xâm nhập vào các lĩnh vực tương đương, gần giống với lĩnh vực cơ bản của DN. Phân khúc mới hay một giai đoạn nào đó trong ngành kinh doanh cốt lõi của công ty nói chung là thỏa mãn được yêu cầu này vì nó thường bao gồm những sản phẩm, công nghệ hay môi trường tương tự với lĩnh vực chính của DN.

- Gia nhập vào lĩnh vực mới dựa trên sự phát triển nội tại hơn là bằng việc thu mua các công ty khác cũng làm giảm đáng kể chi phí do sự thiếu hiểu biết. Đây là chìa khóa quan trọng cho thành công của chiến lược đa dạng hóa liên quan. Phát triển nội tại giúp DN cócơ hội thiết lập sự đầu tư dần dần vào lĩnh vực mới, bằng cách đó, hạn chế rủi ro ở những giai đoạn đầu khi sự thiếu hiểu biết là rất lớn. Cho đến khi sự đầu tư là đủ lớn thì DN đã tìm hiểu đủ về ngành kinh doanh mới để không gặp phải những rủi ro lớn. Trong khi đó, với những DN thực hiện chiến lược đa dạng hóa bằng việc thu mua thì đòi hỏi phải đầu tư một khoản lớn ngay từ ban đầu, trước khi nó có thời gian tìm hiểu về lĩnh vực mới. Chi phí cho những sai lầm trong tính toán có thể rất lớn và khó mà thu lại được.

9.3. Hạn chế chi phí do sự bỏ bê, xao nhãng:

Công việc kinh doanh chính của DN thường sẽ bị bỏ bê khi có khủng hoảng xảy ra với một hoặc nhiều lĩnh vực kinh doanh mới mà công ty gia nhập. Điều này đã từng xảy ra với Kodak, Sony và một số công ty khác. Để tránh sự bỏ bê, xao nhãng với ngành kinh doanh cốt lõi của DN, các nhà quản lý đã có những bước để giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng ở những lĩnh vực kinh doanh mới. Sự khủng hoảng này sẽ có xu hướng ít hơn và nhỏ hơn nếu quá trình đa dạng hóa được giới hạnở những lĩnh vực quen thuộc và đạt được thông qua nguồn nội lực chứ không phải bằng việc thu mua. Do đó, các công ty áp dụng chiến lược đa dạng hóa có thể tránh được những chi phí cho sự xao nhãng này bằng cách thực hiện hai bước sau:

- Đảm bảo DN mới tương thích dễ dàng với DN đã tồn tại.

- Thúc đẩy một hệ thống các kỹ năng khác biệt ở nhiều lĩnh vực KD.

9.4. Hạn chế chi phí do sự hợp tác:

Để chuyển giao nguồn lực và chia sẻ hoạt động, các DN phải hợp tác với nhau. Chi phí cho sự hợp tác này vì thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Loại chi phí này có thể được tối thiểu hóa, bằng cách:

- Quản lý cẩn thận các hoạt động chia sẻ.

- Thiết kế các hệ thống hỗ trợ một cách có tổ chức nhằm xúc tiến mối quan hệ qua lại giữa các bên.

Một phần của tài liệu tiểu luận sử dụng nguồn nhân lực đòn bẩy để mở rộng lợi thế -trường hợp tập đoàn dầu khí exxon (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)