Kiến nghị đề xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng số 9 (Trang 90 - 98)

Từ những thực tế và yêu cầu, định hướng nói trên, em xin đề xuất một số kiến nghị để cải thiện công tác kế toán nói chung cũng như kế toán phần hành tập hợp chi phí và tính giá tại cty CP XD & PTCSHT số 9.

• Công tác kế toán nói chung

- Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm thiểu khối lượng công tác kế toán thủ công, vừa giảm chi phí vừa tăng độ chính xác, tin cậy và kịp thời của thông tin kế toán đầu ra.

- Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ kế toán, nắm bắt nhanh nhạy và xử lý kịp thời những thay đổi trong chính sách, pháp luật, qui định của nhà nước. Chính sách khen thưởng, đãi ngộ, khuyến khích đội ngũ kế toán hăng say lao động cũng nên được chú ý hơn.

- Trang thiết bị trong phòng kế toán phải được đầu tư hiện đại và đầy đủ hơn nữa.

- Việc thường xuyên kiểm tra chéo giữa kế toán trưởng với các kế toán viên cũng như giữa các kế toán viên với nhau nên được chú ý và tăng cường hơn trên quan điểm: không làm chiếu lệ, làm cho có.

- Công tác lưu chuyển chứng từ nên cải thiện để đáp ứng nhu cầu ghi chép và phản ánh lên sổ sách. Hạn chế tối đa tình trạng dồn việc, tập hợp chứng từ số lượng lớn rồi mới tiến hành lưu chuyển hoặc phản ánh.

- Các báo cáo kế toán quản trị nên được lập đầy đủ hơn, giúp các nhà quản trị nội bộ có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về tình hình công ty.

• Công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

- Kế toán chi phí NVL trực tiếp:

Thực hiện quản lý tốt việc tạm ứng mua sắm NVL (luôn phải bám sát dự toán); thu hồi và có biện pháp sử dụng các NVL- phế liệu thu hồi khi công trình hoàn thành; thường xuyên đánh giá và kiểm tra chất lượng NVL trong khi lưu kho trước khi đưa vào sản xuất, xây lắp; giám sát chặt chẽ tình hình bảo quản vật tư tại đội (thông qua yêu cầu lập các báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, biên bản kiểm kê cuối kỳ, báo cáo hàng tồn kho…)…

- Kế toán chi phí NC trực tiếp

Tăng cường tìm kiếm các nguồn lao động tại địa phương có chất lượng cao và giá rẻ; đảm bảo điều kiện lao động cũng như xử lý tốt khi có tai nạn lao động xảy ra; giám sát người lao động họp lý đảm bảo chất lượng và tiến độ lao động; các chính sách khen thưởng, kỹ luật cần được chú ý để khuyến khích tối đa khả năng sáng tạo, sáng kiến kinh nghiệm nhằm tiết kiệm chi phí của người lao động…

Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX trực tiếp.

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch trong 1 tháng = tiền lương thực tế phải trả trong tháng x tỷ lệ trích trước. Trong đó:

Tỷ lệ trích trước

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSXTT, kế toán định khoản: Nợ TK 622

Có TK 335

Tổng tiền lương phép năm kế hoạch của CNSXTT Tổng tiền lương chính năm kế hoạch của CNSXTT

Khi CNSXTT nghỉ phép, kế toán định khoản: Nợ TK 335

Nợ TK 622 (nếu số trích trước nhỏ hơn số phải trả) Có TK 334

Có TK 622 (nếu số trích trước lớn hơn số phải trả).

- Kế toán chi phí sử dụng MTC

Bảo quản và nâng cấp MTC kịp thời; công tác bàn giao MTC của công ty từ phòng kỹ thuật và đội thi công phải rõ ràng, tránh xung đột trách nhiệm về sau; năng động tìm kiếm, thuê mướn các MTC bên ngoài với chi phí thấp nhất và chất lượng đảm bảo; các định mức chi phí sử dụng MTC cần xây dựng bám sát thực tế thay đổi của thị trường và luôn được cập nhật lại…

* Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 623

Có TK 335

Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán tập hợp qua TK 2413 – sửa chữa lớn TSCĐ.

Công việc sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán định khoản:

Nợ TK 335

Nợ TK 623 (nếu phần trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế) Có TK 2413

Có TK 623 (nếu phần trích trước lớn hơn chi phí thực tế)

* Công ty hiện đang theo dõi CPSDMTC theo các khoản mục nhỏ

như: lương và phụ cấp; chi phí thuê máy, sửa chữa, vận hành; chi phí nhiên liệu, CCDC; chi phí khấu hao… Từ cơ sở này, em nghĩ công ty nên

mạnh dạn sử dụng hệ thống tài khoản riêng: 6231, 6232, 6233…để tiện cho công tác ghi chép và quản lý.

* Tiêu thức hiện tại công ty đang áp dụng để phân bổ chi phí SDMTC là dựa vào giá trị công trình. Điều này theo em là chưa hợp lý vì có những công trình tuy giá trị lớn nhưng sử dụng máy thi công không nhiều, và ngược lại, có những công trình tuy giá trị nhỏ nhưng lại vận hành máy móc nhiều. Do đó, em thiết nghĩ công ty nên lựa chọn lại tiêu thức phân bổ là số giờ máy hoạt động thực tế, bởi lẽ tiêu thức này sẽ sát và phản ánh đúng hơn giá trị đóng góp của MTC vào giá trị công trình.

Công ty có thể dựa trên các bảng theo dõi hoạt động máy thi công của các MTC khác nhau, các công trình khác nhau để lập ra bảng phân bổ CPSDMTC như sau:

Biểu 47 : Bảng phân bổ CPSDMTC

- Kế toán chi phí sản xuất chung Cty CP XD & PTCSHT số 9

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG Quý Năm STT Tên máy Tổng CP cần Tổng số giờ/ca CP phân bổ cho Công trình A1 Công trình A2 .. Số giờ/ca CP phân bổ Số giờ/ca CP phân bổ .. 1 2 … Tổng

Cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết; tập hợp đúng và lựa chọn

các tiêu thức phân bổ thích hợp.

Đối với công trình SGTL Hm6-38, công ty phân chia các nội dung chi phí của TK 627 thành: lương, BHXH…; khấu hao TSCĐ; tiếp khách, thí nghiệm; điện nước, văn phòng phẩm; chi khác. Việc phân chia này không được thực hiện nhất quán giữa các công trình với nhau. Công ty nên phân chia lại các khoản mục trong tài khoản 627 để từ đó sử dụng các tài khoản chi tiết: 6271, 6272, 6723, 6274… tạo sự thuận tiện cũng như nhất quán cho công tác kế toán và công tác kiểm tra, giám sát.

- Đánh giá SPDD cuối kỳ

Khi đánh giá, xác định giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, phòng kỹ thuật và chủ đầu tư mới chỉ xác định tổng giá trị khối lượng xây lắp dở dang mà chưa tách biệt ra thành các khoản phí cụ thể: CPNVLTT, CPNCTT.. Điều này không giúp ích được công tác quản lý chi phí các công trình của công ty. Công ty nên đánh giá giá trị khối lượng xây lắp dở dang của công trình chi tiết theo từng khoản mục phí. Ví dụ:

Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ (theo NVLTT)

=

x giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ (theo NVLTT) Kế toán nên lập bảng kê chi phí dở dang cuối kỳ cho riêng từng công trình chưa hoàn thành trong quý.

Biểu 48 : Bảng kê CPDD cuối kỳ

CPSXKDDD đầu kỳ + CPSXKDD cuối kỳ (theo NVLTT) (theo NVLTT)

Giá trị dự toán KLXLHT + giá trị dự toán KLXLDD cuối kỳ (theo NVLTT) (theo NVLTT)

Hy vọng rằng, trong thời gian tốt, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty CP XD & PTCSHT số 9 sẽ làm tốt hơn nữa trách nhiệm của mình, đáp ứng nhu cầu của những người sử dụng thông tin và xa hơn là giúp công ty thực hiện được tôn chỉ riêng: nâng cao chất lượng đời sống người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội chung của địa phương và đất nước.

KẾT LUẬN

Quá trình cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp nói chung và cty CP XD & PTCSHT số 9 phải luôn không ngừng nâng cao chất lượng công

BẢNG KÊ CPDD CUỐI KỲ Công trình:

Quý…

STT Khoản mục chi phí Giá trị dở dang

1 CPNVLTT 2 CPNCTT 3 CPSDMTC 4 CPSXC Tổng Người lập

trình, hạ thấp giá thành và đảm bảo tiến độ thi công. Từ yêu cầu thực tế này, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Từ những trải nghiệm thực tế và hiểu biết cá nhân trong quá trình thực tập tại cty CP XD & PTCSHT số 9, em xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như trên với hy vọng rằng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty sẽ không ngừng được hoàn thiện, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.

Do thời gian và hiểu biết còn hạn chế, bài viết của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và động viên từ các thầy cô, các anh chị trong công ty CP XD & PTCSHT số 9 để em có thể hoàn thiện bài viết tốt hơn cũng như nâng cao hiểu biết thực tế của mình.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Liên, các chị trong phòng kế toán tài chính cty CP XD & PTCSHT số 9 cũng như toàn thể các cán bộ công nhân khác của cty CP XD & PTCSHT số 9 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực hiện bài viết này.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Phần I: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9...2

Phần II: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD &

PTCSHT số 9...2

Phần I: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9...3

1.1 Tổng quan về cty CP XD & PTCSHT số 9...3

1.1.1 Quá trình hình thành & phát triển của cty CP XD & PTCSHT số 9...3

Biểu 1: Vài nét sơ lược về công ty...4

1.1.2 Đặc điểm hoạt động SXKD của cty CP XD & PTCSHT số 9...5

Ngành nghề kinh doanh...5

Thị trường hoạt động...6

Biểu 2: SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SXKD...8

Biểu 3: BẢNG TÓM TẮT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ...9

1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của cty CP XD & PTCSHT số 9...11

Biểu 4:...13

1.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại cty CP XD & PTCSHT số 9 ...17

Biểu 5: ...18

Chế độ kế toán chung...22

Đặc điểm hệ thống chứng từ tại cty CP XD & PTCSHT số 9...23

Tuỳ vào loại chứng từ mà công ty xác định thời gian lưu khác nhau: ví dụ các chứng từ liên quan đến báo cáo tài chính: lưu 10 năm, các chứng từ khác có thể chỉ lưu 5 năm. ...24

Đặc điểm hệ thống TK tại cty CP XD & PTCSHT số 9...24

Đặc điểm hệ thống sổ kế toán tại cty CP XD & PTCSHT số 9...26

Biểu 6: ...27

Đặc điểm hệ thống báo cáo kế toán tại cty CP XD & PTCSHT số 9...28

1.2 Nội dung thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9 ...29

1.2.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty...29

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại cty CP XD & PTCSHT số 9...30

Biểu 7: Giấy đề nghị tạm ứng...34

1.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9...75

Phần II: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9...80

2.1 Nhận xét chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9...80

2.1.1 Ưu điểm...80

2.1.2 Hạn chế cần khắc phục...86

2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại cty CP XD & PTCSHT số 9...88

2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp...89

2.3.1 Phương hướng và nguyên tắc hoàn thiện...89

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng số 9 (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w