Quản trị chi phí

Một phần của tài liệu Quản trị kinh doanh ở Công ty TNHH xây dựng Tuấn Hải - Thực trạng & Giải pháp (Trang 45 - 47)

1. 3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở

2.2.5.2. Quản trị chi phí

Để kinh doanh thực sự có hiệu quả. Bất kỳ một công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh, đều biết và hiểu được một vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đó là sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu mà Công ty tiết kiệm được chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với kinh nghiệm hoạt động kinh doanh qua các năm Công ty đã tăng được doanh thu trên mỗi đồng chi phí điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.5.2: Doanh thu trên đồng chi phí.

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

Doanh thu. VNĐ 3.150.559.976 4.005.439.363 5.146.270.079 Tổng chi phí VNĐ 3.093.866.562 3.830.004.737 4.512.853.503

Doanh thu / chi phí. VNĐ 1,0 1,05 1,14

Nguồn: Phòng kế toán.

Qua bảng trên ta thấy rằng doanh thu / chi phí đã tăng dần qua các năm, nhưng năm 2007 mức tăng trưởng có phần tăng khá hơn nhiều so với năm trước mức tăng này đã có được con số đáng quan tâm đó là: 1,14 đồng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Tuấn Hải đã đề ra một số biện pháp để tiết kiệm chi phí cho công ty mình như sau:

Phân loại chi phí kinh doanh để xem chi phí nào đáng chi và chi phí nào không đáng chi.Khi thực hiện thi công một công trình Công ty luôn xác định rõ các chi phí cần phải chi và chi phí nào là cấp thiết nhất. Ví dụ như chi phí mà không thể cắt bỏ được trong khi thực hiện thi công công trình là: chi phí về nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng, máy móc…Các chi phí này buộc Công ty phải chi ngày từ đầu nhưng với phương trâm tiết kiệm nguyên vật liệu là tiết kiệm chi phí. Do vậy trong quá trình sản xuất những công nhân thi công công trình đều phải tuân thủ theo một quy định nhất định là phải sử dụng nguyên vật liệu đúng định mức mà Công ty đã tính toán nhu cầu sử dụng. Tất cả các biện pháp giảm chi phí, biện pháp giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Nhờ có biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu mà công ty đã có được một phần vốn dành cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.

Lập kế hoạch sử dụng chi phí. Chi phí nào phải dùng trước và chi phí nào không quá cần thiết có thể rút lại. Những chi phí không cần thiết như mua máy móc thiết bị mới trong khi công ty vẫn có đủ máy móc hiện đại để hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám sát kiểm tra các khoản chi phí. Trong ngành xây dựng có nhiều khoản chi phí rất khó giám sát như chi phí giao dịch, chi phí đi lại…Bởi vậy Công ty cần phải giám sát chặt chẽ các khoản chi phí này.

Chương 3 – NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG TUẤN HẢI.

3.1-XU HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG TUẤN HẢI.

Một phần của tài liệu Quản trị kinh doanh ở Công ty TNHH xây dựng Tuấn Hải - Thực trạng & Giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w