Chiến lược marketing của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 53)

Thị trường mục tiêu

- Sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được marketing như thế nào để thu hút thị trường mục tiêu đó.

- Thương hiệu của sản phẩm của công ty sẽ được quảng bá như thế nào. Thương hiệu sản phẩm là một tên,là thuật ngữ, là ký hiệu,là biểu tượng, là thiết kế hay bất kỳ sự kết hợp nào trong những thứ này đặc trưng cho riêng sản phẩm cung cấp và làm nó khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Việc đưa ra chiến lược cần phải nắm rõ thị trường nghiên cứu thị trường đưa ra những nhận định về thị trường thật chính xác và đưa ra một giá cả hợp lý cho mặt hàng của công ty mà sắp tung ra trên thị trường có câu nói mà công ty cần quan tâm chính là: Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận Trong marketing cần có yếu tố đó chính là:sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ, kênh, giá, truyền thống, bán hàng, triển khai thực hiện, giám sát thực hiện và kế hoạch hoạch định kinh doanh.

Sản phẩm :

Sản phẩm trong môi trường marketing được hiểu là một giải pháp cho một vấn đề, bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và cũng có nghĩa là thông qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Vì sản phẩm là những gì mà khách phải trả tiền để nhận được cho nên nó là một đề tài thật sự quan trọng.

Thương hiệu được coi là cái tên hoặc dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm. Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Dịch vụ :

Dịch vụ khách hàng là một hệ thống được tổ chức để tạo ra một mối liên kết mang tính liên tục từ khi tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên cho đến khi sản phẩm được giao, nhận và được sử dụng, nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách liên tục.

Kênh phân phối:

Kênh phân phối là một phần rất quan trọng trong những nỗ lưc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Loại kênh phân phối mà công ty chọn có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc chuyên nghành. Doanh nghiệp của bạn cần bao nhiêu kênh phân phối? Loại kênh nào có thể giúp đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn đến người tiêu dùng một cách hiệu quả và kinh tế nhất? Đây rõ ràng là một quyết định không thể xem nhẹ.

Giá:

Giá là một thành phần quan trọng trong giải pháp tổng hợp và cần phải được quản trị một cách thông minh như là cách mà ta quản trị những thành phần khác. Nhìn chung giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẽ.

Truyền thống :

Nhằm có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, có một sản phẩm tốt không thôi chưa đủ, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của minh thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng. Để đạt được điều nầy, doanh nghiệp cần phải truyền thông với thị trường để khách hàng biết những tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm mình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải xây

dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì cũng cố mối quan hệ nầy. Vì những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông marketing

Bán hàng:

Nghề bán hàng được cho là một trong những nghề xưa nhất trên thế gian, được gọi bằng nhiều chức danh khác nhau như: nhân viên bán hàng, kỹ sư bán hàng, đại diện bán hàng, nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên tư vấn sản phẩm, đại lý…

Triển khai thực hiện:

Triển khai thực hiện là hiện thực hóa vấn đề, chuyển ý tưởng, kế hoạch sang hành cộng cụ thể, là đạt mục tiêu đề ra, là làm cho một sang kiến ở câp độ quốc tế có hiệu quả ở một số quốc gia cụ thể, là thực hiện thành công một số giải pháp khách hàng trên thị trường.

Giám sát thực hiện :

Theo dõi và đo lường cần phải áp dụng cho cả tiêu chí nội bộ lẫn tiêu chí thị trường. Đo lường giá trị khách hàng là biện pháp cơ bản để đo lường sự thành công. Đo lường hiệu quả công tác nội bộ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả việc tạo ra và chuyển giao giá trị cho khách hàng (nguyên nhân và kết quả). Các biện pháp đo lường cần áp dụng cho tất cả các chỉ tiêu quan trọng trong vịêc đánh giá hiệu quả công việc.

Kế hoạch kinh doanh:

Quá trình nghiên cứu để xây dựng kế hoạch kinh doanh buộc bạn phải suy nghĩ cẩn thận trước khi đặt bút viết. Công việc nầy đòi hỏi công ty phải có một cái nhìn khách quan, thận trọng và không cảm tính về toàn bộ công việc kinh doanh của công ty.

2.2.4. Các công cụ marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 53)