Một số đề xuất cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 89)

Liên kết chuổi giá trị chính là liên kết các doanh nghiệp trong chuổi giá trị với nhau để tối ưu hoá hoạt động trong sản xuất và bảo vệ thị trường khỏi sự thâm nhập từ các đối thủ bên ngoài bên ngoài. Đồng thời đảm bảo thị phần của công ty mình trước những đối thủ đáng gờm.

Liên kết thương hiệu chính là tận dụng cơ hội các thương hiệu lớn đổ bộ vào VN,các doanh nghiệp nên chủ động liên kết để hưởng lợi từ uy tín các thương hiệu

lớn và chia thị trường.Một thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp của chúng ta có điểm xuất phát không cao mà thương hiệu hàng hóa VN của chúng ta thực sự chưa có chỗ đứng trong NTD.Do đó, việc liên kết các thương hiệu là một chiến lược vô cùng đúng đắn nó sẽ tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bổ sung những mặt yếu kém của nhau trong quá trình cạnh tranh ác liệt này.

Tập trung thị trường trọng yếu sẽ là chiến lược hiệu quả nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh giành vị trí số 1 trên thị trường hãy nhắm vào vị trí số 1 của một của 1 phân khúc. Do vậy, chúng ta nên có một chiến lược marketing xuất khẩu tập trung vào những thị trường này một cách cẩn thận nhằm khẳng định vị trí tốt nhất các sản phẩm của mình.

Phân khúc nhu cầu cao.. Chúng ta luôn nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh chóng xây dựng giải pháp marketing xuất khẩu đáp ứng nhu cầu phân khúc nhu cầu cao.

Nghiên cứu và phát triển đồng thời phải cập nhật công nghệ, đầu tư vào R&D để chủ động sáng tạo nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh về công nghệ.

Mua bản quyền hoặc mua nhượng quyền.Đây cũng sẽ là chiến lược đạt được hiệu quả cao nếu các doanh nghiệp vận dụng một cách chính xác và hiệu quả.

Vị trí chiến lược chính là các doanh nghiệp phải chiếm lĩnh những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng điểm bán hàng, kho trung chuyển, nhà máy sản xuất. Cho dù sau này doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hết doanh nghiệp luôn có thể nhượng quyền khai thác với giá cao, hoặc có thể sử dụng lợi thế về mạng lưới kho vận để làm đối trọng trong khi thương lượng với các đối tác khác mạnh hơn mình ở những tiêu chí khác (thương hiệu, công nghệ, nguồn vốn…)

Luôn luôn phải biết tận dụng lợi thế của doanh nghiệp địa phương. Tận dụng lợi thế của một doanh nghiệp địa phương để từ đó khai thác triệt để những khía cạnh mà các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thường không thể làm tốt bằng doanh nghiệp địa phương.

Marketing một cách có hiệu quả. Nếu không đủ ngân sách cho hãy khai thác triệt để những công cụ marketing chi phí thấp để xây dựng thương hiệu

Tính chuyên nghiệp và tối ưu hóa hoạt động. Đào tạo nhân viên, cập nhật kiến thức, kỹ năng và công nghệ nhằm tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh.

Học từ những điển hình tốt. Hãy học từ kinh nghiệm của các thương hiệu gần gủi với điều kiện và môi trường của doanh nghiệp Việt Nam như Samsung, Lenovo … để xây dựng thương hiệu, làm chủ thị trường trong nước và phát triển thị trường ra nước ngoài khi có điều kiện.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing Xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w