Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Thực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương (Trang 59 - 62)

Dương.

Nhận thức rõ sự ảnh hưởng của môi trường và điều kiện bảo quản tới NVL, hiểu rõ vai trò đặc biệt quan trọng của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh nên công tác quản lý NVL ở công ty được thực hiện chặt chẽ ở từng khâu: thu mua, dự trữ, sử dụng và bảo quản.

Khâu thu mua

Sau khi nghiên cứu thị trường và kế hoạch sản xuất của công ty, phòng KH- TT sẽ lên kế hoạch mua NVL. Do NVL chủ yếu là hàng nông – lâm – thủy sản được cung

nghiệp. Với NVL mang tính thời vụ, giá cả không ổn định công ty có kế hoạch thu mua đúng thời vụ để đảm bảo mua rẻ, đủ số lượng sản xuất trong kỳ khan hiếm nhằm đảm bảo quá trình sản xuất liên tục tiết kiêm được chi phí sản xuất sản phẩm. Vật liệu trước khi nhập kho được tiến hành kiểm tra chặt chẽ bởi bộ phận KCS về tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, quy cách chủng loại.

Khâu bảo quản

Do đặc điểm NVL của công ty là khối lượng lớn, chủng loại đa dạng, có yêu cầu cao về chất lượng nên việc bảo quản NVL là vấn đề được công ty rất trú trọng, tiến hành một cách khoa học.

Công ty đã tổ chức một hệ thống kho bãi đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và bố trí các thủ kho đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt để quản lý hiệu quả NVL, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Hệ thống kho của công ty được bố trí tại 4 địa bàn của 4 nơi sản xuất:

Kho Di Trạch: là kho có quy mô to nhất, từ đây nhiều loại NVL được phân phối đến các cơ sở sản xuất. Vật tư trong kho phục vụ cả sản xuất mạch nha và đường Glucô.

Kho Minh Khai: là kho phụ, vật tư trong kho chủ yếu phục vụ nhà máy sản xuất mạch nha tại xa Minh Khai.

Kho Cát Quế: là kho phụ, vật tư trong kho chủ yếu phục vụ nhà máy sản xuất đường Glucô tại xã Cát Quế

Kho Dương Liễu.: kho chứa đựng hàng nông – lâm – thủy sản tại xã Dương Liễu

Tránh tình trạng NVL do bảo quản sai cách thức, thời gian..mà bị biến chất, mất mùi, không đủ phẩm chất chất lượng yêu cầu của sản xuất. Ví dụ yêu cầu quản lý của bột sắn ẩm là cần không khí thoáng mát, thời gian ngắn, khác với bảo quản đối với bột sắn khô, sắt lát khô…

Từ việc tổ chức quản lý theo kho, từng kho NVL được tiến hành phân loại, bảo quản từng NVL theo tính chất của chúng. NVL được sắp xếp gọn gang, mỗi loại được phân định từng vị trí đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo quản, tạo điều kiện cho việc nhập, xuất, kiểm kê được thực hiện dễ dàng.

NVL được đưa vào sản xuất là những NVL đã được đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách. Để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả NVL, công ty tiến hành xây dựng các định mức tiêu hao vật tư cho mỗi sản phẩm, căn cứ xác định định mức tiêu hao này trên cơ sở tính chất vật tư, dựa trên các thông số kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất lâu năm. Quản lý sử dụng một cách hợp lý các vật tư làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, vì NVL thường chiếm tỷ trọng lớn (70 – 80%) trong giá thành sản phẩm, công ty luôn cố gắng hạ thấp định mức tiêu hao và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm để kiếm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Khâu dự trữ.

Với mục đích cung ứng tốt NVL cho sản xuất được vận hành một cách liên tục, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu NVL phục vụ cho sản xuất dẫn đến hư hỏng lãng phí. Vì thế, dự trữ NVL được công ty lập kế hoạch một cách khá đầy đủ. Phòng Kế hoạch và phòng điều hành sản xuất thiết lập các định mức dự trữ tối đa và dự trữ tối thiểu cho từng loại vật tư. Xác định này dựa trên đặc điểm của từng loại NVL và kế hoạch sản xuất của từng nhà máy. Với NVL thường xuyên có trên thị trường, giá cả ít biến động thì dự trữ ít, để vốn lưu động không bị ứ đọng. Ngược lại với NVL trên thị trường khan hiếm, có tính mùa vụ, có thời hạn sử dụng lâu dài thì công ty dự trữ nhiều hơn. Việc dự trữ NVL luôn được cân đối giữa giá cả trên thị trường với khả năng tài chính của công ty.

2.2.1.3. Phân loại nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu của CTCP Thực Phẩm Minh Dương rất phong phú đa dạng, có nhiều chủng loại, mỗi loại với đặc tính và công dụng khác nhau. Vì thế công ty tiến hành phân loại NVL theo vai trò và tác dụng như sau:

Nguyên vật liệu chính: đây chính là cơ sở vật chất hình thành nên các sản phẩm

mới, là những loại NVL chủ yếu để hình thành nên các sản phẩm như bột sắn ẩm, sắt lát khô, tinh bột sắn khô, mầm gạo,…

Nguyên vật liệu phụ: là những loại NVL cấu thành nên sản phẩm nhưng chúng có

giá trị làm tăng thêm chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tạo điều kiện cho quá trình bảo quảnvà sử dụng sản phẩm an toàn. Phải kể đến các loại NVL như: enzim SC, enzim

Nhiên liệu: bao gồm điện, xăng, dầu chạy máy, than đốt… cung cấp cho sản xuất cũng như hoạt động khác trong công ty.

Phụ tùng thay thế và sửa chữa: là những chi tiết phụ tùng máy móc mà công ty mua

sắm, dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa các phương tiện máy móc như bi, dây curoa, phanh đĩa, phin dập khuôn, bulông, bánh răng…

Phế liệu thu hồi: là những loại NVL loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của

công ty chủ yếu là những NVL không đúng quy cách, một số đã qua sử dụng như thùng cactong, bao, thùng,…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w