Nguồn gốc phát sinh vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanhtoán trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty TNHH TM và DV Trung Minh (Trang 37 - 39)

I. VAI TRÒ CỦA VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANHTOÁN

1. Nguồn gốc phát sinh vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanhtoán trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp:

động SXKD của doanh nghiệp:

Khái niệm:

1.1.1. Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển và tiền gửi ngân hàng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dBng để đáp ứng nhUcầu về thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư, hàng hóa để sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp và là một bộ phận của vốn lưu động.

Mặt khác, vốn bằng tiền là loại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí hết sức chặt chẽ vì trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị tham ô, lợi dụng, mất mát. Do vậy, việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lí tiền tệ thống nhất của nhà nước. Chẳng hạn, tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp dùng để chi hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanh nghiệp và ngân hàng đã thoả thuận ghi trong hợp đồng tiền mặt, khi có tiền thu bán hàng bằng tiền mặt thì doanh nghiệp phải nộp vào ngân hàng.

Quan hệ thanh toán được hiểu là một loại quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ phải thu, phải trả với con nợ và chủ nợ của mình về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã qui định có hiệu lực trong thời hạn vay nợ.

1.2. Nguồn gốc phát sinh vốn bằmg tiền và các quan hệ thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Muốn tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tiến hành mua vật tư, hàng hoá đầu vào. Đến khâu cuối cùng của mỗi chu kì sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tiến hành bán sản phẩm hàng hoá để hưởng phần chênh lệch, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình là tìm kiếm lợi nhuận. Rõ ràng, các nghiệp vụ mua bán tồn tại song song với chặng đường hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, các hoạt động mua bán diễn ra trong mọi quá trình tái sản xuất, từ khâu mua các yếu tố đầu vào, qua khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bán thành phẩm, hàng hoá của mỗi doanh nghiệp.

Nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh các nghiệp vụ kinh tế xảy ra rất đa dạng và phức tạp, không phải lúc nào các quan hệ thanh toán cũng được thực hiện ngay sau khi phát sinh. Mục đích của các doanh nghiệp đều mong muốn tiêu thụ được nhiều hàng hoá, có mối quan hệ rộng và lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, tính chất liên tục kế tiếp của các chu kỳ kinh doanh buộc các doanh nghiệp khác phải mua vật tư, hàng hoá, thuê nhân công… mặc dù cung về vốn không đáp ứng đủ cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn mua được hàng hoá thông qua phương thức mua chịu.

Từ những nguyên nhân nêu ở trên làm nảy sinh các quan hệ thanh toán. Khi thanh toán ngay, tiền sẽ là vật ngang giá chung trong quá trình mua bán hàng hoá. Nếu như doanh nghiệp không lâm vào tình trạng suy thoái hay phá sản, loại trừ được các khoản nợ nần không hợp pháp, không lành mạnh, thì có thể nhìn vào tính chất rộng lớn, đa phương và phức tạp của quan hệ thanh toán để đánh giá được mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp trên thương trường.

Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu mua và bán sản phẩm, vật tư, hàng hoá... các doanh nghiệp đều có mối quan hệ thanh toán ngay bằng tiền hoặc có quan hệ thanh toán về các khoản phải thu và phải trả. Từ đó, tạo nên trong

Một phần của tài liệu Công tác tổ chức kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty TNHH TM và DV Trung Minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w